Vườn rau của học sinh trường nội trú

06:11, 20/11/2020

(LĐ online) - Buổi chiều tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Di Linh rộn ràng tiếng nói cười, bởi sau tiếng chuông điểm giờ tan lớp, thay vì trở về khu nội trú nghỉ ngơi thì…

(LĐ online) - Buổi chiều tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Di Linh rộn ràng tiếng nói cười, bởi sau tiếng chuông điểm giờ tan lớp, thay vì trở về khu nội trú nghỉ ngơi thì một nhóm học sinh của trường lại cùng nhau hào hứng đi về phía sau dãy nhà nội trú. Ở đó, các em có khu sản xuất của riêng mình, để cùng tưới rau, nhặt cỏ, nuôi heo, nuôi vịt…
 
Với diện tích 3.000 mét vuông đất, mô hình trồng rau của học sinh trường PTDTNT huyện Di Linh được chia thành 12 khu vực cho 12 lớp để tăng gia sản xuất, với hệ thống nước tưới của 2 giếng khoan. Mỗi lớp trồng một loại rau như: cải ngọt, cải thìa, mồng tơi, cà pháo, cà tím, sả, xu xu, ớt, rau ngót,...
Với diện tích 3.000 mét vuông đất, mô hình trồng rau của học sinh trường PTDTNT huyện Di Linh được chia thành 12 khu vực cho 12 lớp để tăng gia sản xuất, với hệ thống nước tưới của 2 giếng khoan. Mỗi lớp trồng một loại rau như: cải ngọt, cải thìa, mồng tơi, cà pháo, cà tím, sả, xu xu, ớt, rau ngót,...
 
Mô hình sản xuất của học sinh đã được trường PTDTNT huyện Di Linh thực hiện từ nhiều năm nay, nhằm giúp học sinh có điều kiện vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và tăng cường các kỹ năng cần thiết. Các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo được các em thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như trồng rau, trồng hoa, chăn nuôi,…vừa kết hợp cải thiện bữa ăn hằng ngày, vừa tạo sự đoàn kết, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng sống trong môi trường giáo dục.
 
Trước khi trồng rau, học sinh được thầy cô hướng dẫn cách làm đất, bón phân cho cây. Chăm chỉ tưới tắm, chăm sóc, bình quân mỗi tháng, số rau thu được của các lớp có thể đến 300 - 400 kg rau các loại.
Trước khi trồng rau, học sinh được thầy cô hướng dẫn cách làm đất, bón phân cho cây. Chăm chỉ tưới tắm, chăm sóc, bình quân mỗi tháng, số rau thu được của các lớp có thể đến 300 - 400 kg rau các loại.
 
Thầy Nguyễn Văn Dũng - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Ngoài những lớp học cồng chiêng, học bơi, võ thuật,... những năm gần đây, trường PTDTNT huyện Di Linh còn thực hiện nhiều mô hình trải nghiệm gắn với chương trình giáo dục mới. Theo đó, trong mỗi môn học như Sinh học, Công nghệ, trường đều lồng ghép lý thuyết vào các hoạt động thực tiễn, mà “khu sản xuất của học sinh” là một trong số đó. “Sản phẩm thu được, các em sẽ mang đến nhà ăn tập thể và được nhà trường thu mua. Phần tiền này sẽ được gửi lại các lớp để tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó, học sinh có thể thụ hưởng sản phẩm trực tiếp do chính tay mình chăm sóc. Từ những việc làm đó, thầy cô trong trường hy vọng sẽ tạo thói quen và kỹ năng để học sinh có thể áp dụng được vào đời sống” - thầy Dũng nói.
 
Ka Hoài (áo vàng) - học sinh lớp 7A bắt đầu ngày mới bằng việc tưới rau, và thu hoạch rau củ khi kết thúc buổi học. Nhà ở xã Đinh Trang Thượng, mỗi tháng Hoài về nhà một lần. Trong 2 năm xa nhà, việc trồng rau đã giúp Hoài phần nào nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ ba mẹ.
Ka Hoài (áo vàng) - học sinh lớp 7A bắt đầu ngày mới bằng việc tưới rau, và thu hoạch rau củ khi kết thúc buổi học. Nhà ở xã Đinh Trang Thượng, mỗi tháng Hoài về nhà một lần. Trong 2 năm xa nhà, việc trồng rau đã giúp Hoài phần nào nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ ba mẹ.
 
Học sinh trường PTDTNT huyện Di Linh chủ yếu là người K’Ho, Châu Mạ,... Xa gia đình để theo đuổi con chữ, nên các em đều xem trường là nhà, cô thầy là mẹ cha, còn bạn bè như anh em ruột thịt. Chính vì lẽ đó, thầy cô trường PTDTNT huyện Di Linh luôn cố gắng xây dựng môi trường để các em thấy gần gũi, thân quen nhất có thể. Từ những vườn hoa cánh bướm rực rỡ có đặt thêm chiếc xích đu để các em nữ ngồi chuyện trò, tâm sự, đến sân bóng chuyền cho các em nam vui chơi mỗi giờ tan học,... tất cả đều mong muốn mang đến cho học sinh tinh thần vui vẻ, thoải mái. Và có lẽ, việc được tự tay vun trồng những loại rau mình thích, chăm bẵm, chờ mong từng ngày cây lớn - đó cũng là một niềm hạnh phúc và trải nghiệm đáng quý của học sinh dưới ngôi nhà thứ hai của mình.
 
Trước khi trồng rau, học sinh được thầy cô hướng dẫn cách làm đất, bón phân cho cây. Chăm chỉ tưới tắm, chăm sóc, bình quân mỗi tháng, số rau thu được của các lớp có thể đến 300 - 400 kg rau các loại.
Trước khi trồng rau, học sinh được thầy cô hướng dẫn cách làm đất, bón phân cho cây. Chăm chỉ tưới tắm, chăm sóc, bình quân mỗi tháng, số rau thu được của các lớp có thể đến 300 - 400 kg rau các loại.
 
Rau được đưa vào nhà bếp sau thu hoạch. Hoài bảo rằng em và các bạn thấy bữa cơm đó ăn ngon hơn, vì được ăn những thứ do chính tay mình trồng ra.
Rau được đưa vào nhà bếp sau thu hoạch. Hoài bảo rằng em và các bạn thấy bữa cơm đó ăn ngon hơn, vì được ăn những thứ do chính tay mình trồng ra.

 

Tận dụng thức ăn thừa, rau bỏ, nhà trường phân cho đội chăn nuôi gồm 20 học sinh nam và 10 học sinh nữ chăm sóc 10 con heo lai rừng và 120 con ngan.
Tận dụng thức ăn thừa, rau bỏ, nhà trường phân cho đội chăn nuôi gồm 20 học sinh nam và 10 học sinh nữ chăm sóc 10 con heo lai rừng và 120 con ngan.

 VIỆT QUỲNH - THU HIỀN