Ðể người nghèo không đi chậm lại

08:06, 04/06/2019

"Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội" thực sự đã mang lại nhiều cơ hội hơn cho người nghèo trong việc tiếp cận với các chính sách trợ giúp xã hội, qua đó ít nhiều thay đổi được cuộc sống khó khăn trước mắt. Cách thức quản lý bằng công nghệ hiện đại cũng đã giúp cho giới chức hữu quan có cái nhìn sâu sát và toàn diện hơn về đời sống thực tế, gần hơn với người nghèo để giúp họ không bị bỏ lại phía sau.

“Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội” thực sự đã mang lại nhiều cơ hội hơn cho người nghèo trong việc tiếp cận với các chính sách trợ giúp xã hội, qua đó ít nhiều thay đổi được cuộc sống khó khăn trước mắt. Cách thức quản lý bằng công nghệ hiện đại cũng đã giúp cho giới chức hữu quan có cái nhìn sâu sát và toàn diện hơn về đời sống thực tế, gần hơn với người nghèo để giúp họ không bị bỏ lại phía sau.
 
Dự án SASSP giúp cho người nghèo có thêm nhiều cơ hội để thay đổi đời sống. Ảnh: L.Anh
Dự án SASSP giúp cho người nghèo có thêm nhiều cơ hội để thay đổi đời sống. Ảnh: L.Anh
 
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức và nguy cơ đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội. Đây thực sự là một bài toán mang tầm chiến lược, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như sức mạnh của toàn xã hội. Để có thể giải quyết mọi căn nguyên của những trở ngại phải cần đến chiến lược cải cách kỹ thuật ở tầm vĩ mô và cần thiết phải có một cơ sở dữ liệu quốc gia trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của hệ thống giảm nghèo và trợ giúp xã hội về lâu dài.
 
Nằm trong lộ trình cải cách hành chính trong lĩnh vực giảm nghèo và trợ giúp xã hội, Dự án Tăng cường Hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam là dự án vay vốn đầu tư từ Ngân hàng Thế giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện trên tinh thần Nghị quyết số 15/NQ/TW ngày 1/6/2012 của Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” bằng cách xây dựng các giải pháp hiện đại hóa hệ thống trợ giúp xã hội, nhất là chương trình và quy trình triển khai các chương trình trợ giúp tiền mặt. Qua đó, dự kiến dự án sẽ đặt nền tảng vững chắc cho việc mở rộng quy mô hợp nhất. Mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ cho Việt Nam tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội nhờ đổi mới cách quản lý và cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội trên quy mô toàn quốc. 
 
Cùng với Hà Giang, Quảng Nam và Trà Vinh, Lâm Đồng là một trong 4 tỉnh trên cả nước được chọn thí điểm để áp dụng các sáng kiến đổi mới trước khi được đề xuất mở rộng quy mô.
 
Cụ thể, Dự án “Tăng cường Hệ thống Trợ giúp xã hội Việt Nam” hỗ trợ việc hợp nhất một số chính sách xã hội chi trả hàng tháng như tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội; hỗ trợ chi phí học tập cho các em học sinh từ mẫu giáo đến các bậc học phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế và trẻ em thuộc hộ nghèo đang đi học; hỗ trợ tiền ăn, ở cho người dân tộc thiểu số hoặc người Kinh thuộc hộ nghèo đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên nhận trợ giúp tại cộng đồng.
 
Ngoài các chương trình hỗ trợ tại cộng đồng, dự án còn trợ giúp các đối tượng, gồm: phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, trẻ em từ 0 đến 3 tuổi và từ 3 tuổi đến 16 tuổi không đi học thuộc hộ nghèo thành gói trợ cấp xã hội gia đình. Quy trình chi trả được tối giản hóa các thủ tục, đồng thời tăng cường tính minh bạch trong việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội thông qua tách bạch công tác quản lý, xác nhận đối tượng với công tác chi trả trợ cấp thông qua xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội.
 
Đội ngũ hưởng lương từ dự án sẽ trực tiếp làm cơ sở thực hiện chi trả trợ cấp, theo dõi tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng của từng đối tượng, từng gia đình. Đồng thời hỗ trợ với địa phương xây dựng lực lượng cộng tác viên tại các thôn, tổ dân phố nhằm giải đáp thắc mắc của người dân và các đối tượng thụ hưởng dự án.
 
Anh Nguyễn Văn Thân - Đại diện cho Dự án SASSP tại Lâm Đồng cho biết: “Tại Lâm Đồng, thời gian vừa qua đã chi trả thành công gần 200 tỷ đồng gói trợ cấp hộ gia đình, bao gồm: trợ cấp bảo trợ xã hội (chiếm 85% số tiền chi trả); chi trả cho 3 đối tượng tăng thêm của dự án; chi trả tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; hỗ trợ học tập cho học sinh nghèo, mồ côi; hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh phổ thông. Bắt đầu từ 2017, tỷ lệ chi trả thành công hàng tháng cho tất cả các gói trợ cấp, phụ cấp đều đạt kế hoạch trên 80%. Tỷ lệ chi trả thành công cả năm đạt gần 100%, cao hơn rất nhiều so với thời điểm mới bắt đầu triển khai dự án từ năm 2014.
 
Cũng theo số liệu thống kê của Dự án SASSP, bắt đầu từ năm 2017, tất cả các huyện, thành phố đã hoàn thành cập nhật hộ nghèo, hộ cận nghèo, tổng hợp được số lượng, đối tượng được bảo trợ xã hội, có thông tin đầy đủ 3 đối tượng tăng thêm của dự án trên phần mềm quản lý MIS.
 
Có thể nói, Dự án SASSP như một chiếc chìa khóa đa năng, để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhằm cải thiện những bất cập trong công tác chi trả trợ cấp xã hội, đồng thời giúp tăng cường, nâng cao hệ thống trợ giúp xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn.

Bà Lê Thị Thêu - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Trước khi chưa có Dự án SASSP, việc quản lý hệ thống thông tin được quản lý trên nền tảng đơn giản, không chia sẻ thông tin và thiếu chuyên nghiệp. Việc quản lý đối tượng thiếu đồng bộ, nhiều bất cập, có những xã quản lý bằng máy tính, có những xã quản lý đơn thuần bằng hồ sơ giấy tờ và chưa có cơ sở dữ liệu về đối tượng trợ giúp xã hội từ xã đến huyện. Ngoài ra, việc chi trả do cán bộ lao động và nhiều cán bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau ở xã, thôn thực hiện, việc vừa quản lý, vừa xác định vừa chi trả... gây nên những bất cập, không hợp lý. Tuy nhiên, sau khi dự án được triển khai, công tác chi trả đã thuận lợi hơn rất nhiều”. 

“Dự án SASSP tại Lâm Đồng đã mang đến những tín hiệu tích cực, minh chứng rõ nét nhất chính là sự hưởng ứng và niềm vui từ phía các đối tượng được thụ hưởng. Nhiều gia đình trước đây phải tốn rất nhiều thời gian và khó nắm bắt thông tin về các ngày, các gói nhận trợ cấp, thì nay họ đã cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều khi việc nhận trợ cấp đã được đổi mới và tinh gọn”, chị Ha Sol - cộng tác viên của Dự án tại Đạ Tông (huyện Đam Rông) cho biết.
 
Cũng ở Đam Rông, chị Ka Luyên (xã Đạ Long) từ khi nhận được trợ cấp xã hội theo diện tăng thêm của dự án, đã có đủ điều kiện để mua sữa cho con, mua gạo và thức ăn cho bữa cơm gia đình thêm tươm tất. Vì thế gia đình cũng đã yên tâm hơn, tập trung cho sản xuất, phát triển kinh tế.
 
 
Theo ông Nguyễn Văn Thân, gói thí điểm chi trả gói trợ giúp xã hội hợp nhất cho hộ gia đình đã kết thúc vào cuối năm 2018. Chương trình dự án sẽ tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội cho các đối tượng từ đầu năm 2019, thông qua bưu điện và phần mềm quản lý MIS Posasoft. Việc chi trả các chính sách khác của gói trợ cấp, trợ cấp tết cho các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo hàng năm do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định mức chi phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.         
 
LAM ANH