6 tháng đầu năm, Lâm Đồng có nhiều khởi sắc

06:07, 06/07/2017

Chiều 6/7, đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã làm việc với Tỉnh ủy Lâm Đồng.

[links()] Chiều 6/7, đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã làm việc với Tỉnh ủy Lâm Đồng.
 
Về phía tỉnh Lâm Đồng thạm dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến – UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng; Trần Đức Quận – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các Sở, Ngành; lãnh đạo các địa phương.
 
Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo
Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo
Tại buổi làm việc, đồng chí Đoàn Văn Việt đã thay mặt lãnh đạo tỉnh báo cáo với Phó Thủ tướng và đoàn công tác tình hình kinh tế xã hội của tỉnh năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Trong đó nhấn mạnh tới một số vấn đề nổi bật như: Hiện tại Lâm Đồng có hơn 49 ngàn ha diện tích đất canh tác sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chiếm 17,7% diện tích đất canh tác. Toàn tỉnh có 17 sản phẩm được công nhận nhãn hiệu chứng nhận. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Có khoảng 14 ngàn ha đạt từ 250 – 500 triệu đồng/ha/năm, khoảng 12 ngàn ha đạt từ 500 – 1.000 triệu đồng/ha/năm,1,5 ngàn ha đạt trên 1 tỷ đồng/ha/năm.
 
Hiện tỉnh có 60 xã đạt chuẩn NTM, đạt 51,3%. Thu ngân sách đạt 53% dự toán của cả năm và tăng 36% so với cùng kỳ. 
 
Về kinh tế hợp tác, Lâm Đồng có 2 liên hiệp hợp tác xã, với 13 thành viên hợp tác xã tham gia; có 194 hợp tác xã với hơn 90 ngàn thành viên tham gia, tổng vốn hoạt động khoảng trên 5 tỷ đồng.
 
Đại diện lãnh đạo tỉnh cũng đã có kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành trung ương bổ sung vào danh mục và bố trí vốn thực hiện nhiều dự án giai đoạn 2016 – 2020 như: dự án phát triển Đà Lạt xanh bền vững; đầu tư xây dựng tuyến đường tránh phía Tây thành phố Bảo Lộc phục vụ khai thác và vận chuyển bô xít nhôm từ mỏ Tân Rai huyện Bảo Lâm ra Quốc lộ 20; Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo Lộc, chương trình ổn định dân di cư tự do …
 
Thay mặt lãnh đạo tỉnh đồng chí Đoàn Văn Việt báo cáo với Phó Thủ tướng và đoàn công tác tình hình kinh tế xã hội của tỉnh năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017
Thay mặt lãnh đạo tỉnh đồng chí Đoàn Văn Việt báo cáo với Phó Thủ tướng và đoàn công tác tình hình kinh tế xã hội của tỉnh năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017
Tại buổi làm việc Phó Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo Sở kế hoạch đầu tư giải trình về việc giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm của tỉnh Lâm Đồng. Theo giải trình đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, tính tới tháng 5 tỷ lệ giải ngân đầu tư công của tỉnh thấp. Tuy nhiên tới cuối tháng 6 con số này đã tăng nhanh đạt 53,5% (977 tỉ đồng). Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả này của Lâm Đồng, bởi con số đã tăng cao so với bình quân chung cả nước.
 
Phó Thủ tướng cũng đặt câu hỏi về việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt. Đồng chí Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trả lời về vấn đề này, trong đó đề cập tới khó khăn trong việc vay vốn ODA. Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng trong việc vay vốn tín dụng phát triển NNCNC, đồng chí Phạm S đã khẳng định, tất cả các công nghệ trong sản xuất nông nghiệp các doanh nghiệp và nhân dân của Lâm Đồng đều đã tiếp cận. Lâm Đồng hiện có 8 doanh nghiệp sản xuất NNCNC (toàn quốc có 26 doanh nghiệp). Doanh thu từ rau thủy canh 8 tỷ/ha/năm, cá nước lạnh 4 tỷ/ha/năm, doanh thu từ hoa lan hồ điệp đạt 24 tỷ/ha/năm lãi ròng 7 tỷ…
 
Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Nguyễn Xuân Tiến khẳng định trong 6 tháng đầu năm tỉnh đã có nhiều cố gắng và đạt đươc một số thành tự tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: Bất cập trong giá cả nông sản, xây dựng hạ tầng, vấn đề dân di cư tự do… Lâm Đồng đã xác định đề án tái cơ cấu kinh tế trọng tâm là phát triển NNCNC. Hiện Lâm Đồng đang triển khai Nghị quyết của tỉnh về vấn đề này. 
 
Lâm Đồng xác định phát triển kinh tế tập thể là vấn đề trọng tâm để chỉ đạo. Hiện nay có nhiều mô hình HTX phát triển hiệu quả song nhận thức của người dân về vấn đề này còn nhiều vướng mắc. Mặt khác người chịu trách nhiệm với HTX vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Đó là những nhiệm vụ trước mắt tỉnh tập trung giải quyết.
 
Bên cạnh đó tỉnh cũng đang tập trung phát triển du lịch để tạo ra những đột phá trong thời gian tới. Đồng chí đề nghị các bộ, ngành trung ương có sự hỗ trợ giúp đỡ tỉnh trong các vấn đề này nhất là khâu triển khai thực hiện và xúc tiến đầu tư.
 
Về vấn đề thu hồi các khoản vốn ứng trước của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2015, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị Phó Thủ tướng và các bộ ngành linh động trong việc thu hồi cũng như linh động bố trí cho các dự án còn gặp khó khăn của địa phương. 
 
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
Kết thúc buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ đánh giá cao những nỗ lực của đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng 6 tháng đầu năm. Đồng chí khẳng định so với hoạt động chung của cả nước Lâm Đồng có nhiều khởi sắc hơn về các mặt như GDP, tổng sản lượng nông sản nông nghiệp, hiệu quả sản xuất NNCNC, giá trị hàng hóa xuất khẩu, khách du lịch quốc tế… Cả nước phấn đấu đến 2020 đạt 50% NTM, riêng Lâm Đồng hiện nay đã đạt trên 51%, và có huyện NTM. Đồng chí đề nghị trên cơ sở kết quả đó, Lâm Đồng tiếp tục rà soát, phân giao kế hoạch tăng trưởng cho các khu vực. Tiếp tục thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực NNCNC, chú ý yếu tố chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, tiêu thụ, hình thành chợ đầu mối các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh. Tái cơ cấu nông nghiệp cần gắn với phát triển kinh tế tập thể trên cơ sở lợi ích… Về cơ chế đặc thù của Đà Lạt cần có các đề án cụ thể để thực hiện. Tạo áp lực, trách nhiệm để đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy. 
 
Về các kiến nghị đề xuất của tỉnh, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan kiểm tra và xác minh rõ tình hình để có phương án giải quyết cụ thể. 
 
N. Ngà – D. Danh