Cải thiện và nâng cao Chỉ số PCI năm 2021 và những năm tiếp theo

09:11, 25/11/2021

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch Cải thiện và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 và những năm tiếp theo, phấn đấu được xếp vào nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu Bảng xếp hạng PCI của cả nước.

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch Cải thiện và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 và những năm tiếp theo, phấn đấu được xếp vào nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu Bảng xếp hạng PCI của cả nước.
 
Việc cải thiện và nâng cao Chỉ số CPI cấp tỉnh là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành gắn với việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính hàng năm
Việc cải thiện và nâng cao Chỉ số CPI cấp tỉnh là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành gắn với việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính hàng năm
 
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam, năm 2020, PCI của tỉnh Lâm Đồng xếp ở vị trí 23/63 tỉnh thành với 64,43 điểm, thuộc nhóm các địa địa phương có mức điều hành khá.
 
Trong 10 chỉ số thành phần, năm 2020, tỉnh có 3 chỉ số tăng điểm, tăng thứ hạng so với năm 2019, tuy nhiên tổng điểm số PCI năm 2020 của tỉnh giảm 1,8 điểm và giảm 1 bậc với năm 2019.
 
Việc cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, thân thiện, hấp dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh để tham gia đầu tư kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên cơ sở những kết quả đánh giá chỉ số PCI năm 2020, xác định các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục duy trì các chỉ số, chỉ số thành phần được đánh giá cao và khắc phục, cải thiện các chỉ số, chỉ số thành phần bị giảm điểm, thấp điểm. 
 
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu đây là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành gắn với việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải cách hành chính hàng năm và cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các giải pháp để tăng điểm, tăng vị trí xếp hạng của 10 chỉ số thành phần trong bộ Chỉ số PCI theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời, chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách. 
 
Đồng thời, duy trì và tiếp tục phấn đấu nâng điểm các chỉ số năm 2020 được đánh giá cao hơn trung vị của cả nước, được xếp thứ hạng cao, như chỉ số tiếp cận đất đai; chỉ số chi phí thời gian; chỉ số chi phí không chính thức; chỉ số cạnh tranh bình đẳng; chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giai pháp để cải thiện các chỉ số có điểm số thấp, giảm điểm trong năm 2020, phấn đấu đạt được bằng trung vị của cả nước trở lên.
 
Ban Chỉ đạo cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp tỉnh phải nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao; trong đó, tập trung tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 
 
Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt về mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ trong công tác cải thiện chỉ số và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị mình. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức thực hiện đối với những công việc thuộc lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình phụ trách; phân công, phân nhiệm rõ trách nhiệm vai trò người đứng đầu và giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc để có cơ sở kiểm tra, đôn đốc; gắn trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đồng thời, tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đóng góp và đề xuất giải pháp đạt hiệu quả cao; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
 
H.THẮM