An toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp "không khói" Đà Lạt

09:04, 08/04/2016

Là một trong ba yếu tố thiết yếu cấu thành một chuyến du lịch, dịch vụ ăn uống luôn chiếm vị trí vô cùng quan trọng với ngành du lịch "không khói" của cả nước nói chung và Đà Lạt nói riêng. Để giữ hình ảnh Đà Lạt "an toàn" đúng nghĩa, thành phố hoa đang tìm mọi cách để tạo môi trường du lịch "sạch" cho du khách và cả người dân địa phương.

Là một trong ba yếu tố thiết yếu cấu thành một chuyến du lịch, dịch vụ ăn uống luôn chiếm vị trí vô cùng quan trọng với ngành du lịch “không khói” của cả nước nói chung và Đà Lạt nói riêng. Để giữ hình ảnh Đà Lạt “an toàn” đúng nghĩa, thành phố hoa đang tìm mọi cách để tạo môi trường du lịch “sạch” cho du khách và cả người dân địa phương.
 
Thức ăn đường phố - mầm mống phát sinh dịch bệnh. Ảnh: Phan NHân
Thức ăn đường phố - mầm mống phát sinh dịch bệnh. Ảnh: Phan NHân
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh từng đưa ra ý kiến về vấn nạn thực phẩm bẩn: “Con đường từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta, chưa bao giờ ngắn và dễ dàng đến thế”. Thật vậy, nỗi lo về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã trở thành nỗi lo chung của toàn xã hội, bởi mỗi ngày, thực phẩm bẩn đều có nguy cơ len lỏi vào bữa ăn gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Số liệu từ Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, trong năm 2015, cả nước xảy ra 171 vụ ngộ độc thực phẩm (4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong). Mỗi năm có 75.000 ca tử vong vì ung thư, hơn 1/3 trong số đó liên quan đến thực phẩm bẩn.
 
Số liệu từ Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, trong năm 2015, cả nước xảy ra 171 vụ ngộ độc thực phẩm (4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong). Mỗi năm có 75.000 ca tử vong vì ung thư, hơn 1/3 trong số đó liên quan đến thực phẩm bẩn.

Đối với ngành du lịch, những địa điểm ăn - chơi có thể được xem là thứ hàng hóa đặc biệt để thu hút du khách trong và ngoài nước. Thưởng thức ẩm thực bản địa trên đường du lịch còn là một sự khám phá, trải nghiệm. Theo du khách Nguyễn Hoàng Nga (Tp. Hồ Chí Minh): “Ăn uống trên đường du lịch thì thường không yên tâm lắm vì không biết họ mua thực phẩm thế nào, chế biến đồ ăn lâu chưa. Nhưng vì thường đi du lịch ngắn ngày nên tôi đành chấp nhận. Đến Đà Lạt nhiều lần, tôi thấy chất lượng dịch vụ cũng đang được tăng lên đáng kể”.

Theo thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng, trong quý I/2016, các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh thành lập 2 đoàn thanh kiểm tra, tổ chức kiểm tra 34 cơ sở thực phẩm (18 dịch vụ ăn uống, 12 cơ sở kinh doanh, 4 cơ sở chế biến). Trong đó, phát hiện 16 cơ sở vi phạm, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở, đình chỉ lưu hành 16 cơ sở; các vi phạm chủ yếu về điều kiện vệ sinh, trang thiết bị, công bố tiêu chuẩn sản phẩm (45% cơ sở được kiểm tra), ghi nhãn thực phẩm (100% cơ sở được kiểm tra)…
 
Bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Lâm Đồng cho biết: Đối với ngành du lịch, thời gian qua, vấn đề tạo môi trường du lịch “an toàn, sạch” cho du khách luôn được chú trọng quan tâm. Đối với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm với các cơ sở, dịch vụ được thực hiện thường xuyên. Sở cùng các ngành chức năng có liên quan cũng đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, nhất là trong dịch vụ ăn uống, lưu trú. Qua đánh giá, cơ bản ý thức đảm bảo VSATTP của hầu hết các cơ sở trên địa bàn đã được thực hiện tốt, chất lượng an toàn thực phẩm được nâng cao. Đối với một số cơ sở vi phạm các quy định về VSATTP, các đoàn kiểm tra đã tiến hành xử lý theo đúng quy định và yêu cầu cơ sở chấn chỉnh, thực hiện nghiêm túc các quy định về VSATTP.
 
Sở cùng các ngành chức năng có liên quan cũng đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, nhất là trong dịch vụ ăn uống, lưu trú. Qua đánh giá, cơ bản ý thức đảm bảo VSATTP của hầu hết các cơ sở trên địa bàn đã được thực hiện tốt, chất lượng an toàn thực phẩm được nâng cao. 
Giám đốc Sở Văn hóa 
- Thể thao - Du lịch

Tuy nhiên, vấn đề được đánh giá “khó” trong bài toán quản lý dịch vụ ăn uống du lịch chính là các hàng quán tự phát, nhỏ lẻ. Đặc biệt, là các dịp lễ, hội bởi trong những dịp này, số lượng người đi du lịch tăng đột biến. Các cửa hàng, cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trong một thời điểm sẽ phải tăng công suất phục vụ các suất ăn lên nhiều, chất lượng có nguy cơ bị giảm sút. Đồng thời, các hàng quán, quán cóc, vỉa hè cũng xuất hiện “ăn theo” dịp lễ là một vấn đề khó khăn cho việc quản lý và cả nhu cầu của du khách. Các món ăn lề đường như: bánh tráng nướng, ốc, bún, phở, xiên que nướng… luôn là các món hấp dẫn du khách trong thời tiết lạnh Đà Lạt, nhưng không ít người cũng phải “dè chừng” khi chọn thưởng thức những món ăn này. 

Trao đổi về vấn đề này, ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Với sự chỉ đạo quyết liệt từ UBND tỉnh, sở cùng các đơn vị liên quan luôn muốn vào cuộc mạnh tay, đảm bảo chất lượng cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng với đơn vị, lực lượng quản lý thị trường là lực lượng chính, dùng mọi biện pháp để phát hiện, xử lý, nhắc nhở kịp thời các cơ sở có vi phạm vệ sinh ATTP, nhất là trong vấn đề về quản lý các đặc sản, nông sản mang thương hiệu Đà Lạt, để du khách an tâm chọn các dịch vụ ăn uống, đặc sản Đà Lạt…”.
 
Ăn uống vừa là nhu cầu của cuộc sống, vừa là thú vui và trải nghiệm. Bởi thế, kiểm soát được chất lượng thực phẩm cho cả người dân và khách du lịch khi đến Đà Lạt, Lâm Đồng thực sự là vấn đề đáng lưu ý. Một môi trường du lịch an toàn, xanh, sạch là điều mà ngành du lịch Lâm Đồng đang hướng đến để phát triển bền vững. Và để làm được điều đó, không chỉ cần sự quyết liệt hơn nữa của ngành chức năng, mà còn là sự chung tay của toàn xã hội, của mỗi người dân, người làm du lịch.
 
DIỄM THƯƠNG