Tổ chức cơ sở đảng phải thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo cơ quan, đơn vị

08:04, 20/04/2017

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị là nhiệm vụ rất quan trọng đối với đảng cầm quyền, nhất là trong điều kiện đất nước đang hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc làm này càng phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn của đất nước. 

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị là nhiệm vụ rất quan trọng đối với đảng cầm quyền, nhất là trong điều kiện đất nước đang hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc làm này càng phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn của đất nước. 
 
Trong 10 năm qua, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng thực hiện việc “tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị”, “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị”. Điều ghi nhận là: Nhận thức về yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng được nâng lên, việc phân công và chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong hệ thống chính trị thông qua các quy định của Đảng, hệ thống pháp luật, quy chế hóa của địa phương thể hiện ngày càng rõ nét; đã quy chế hóa hoạt động của các tổ chức đảng; ban hành quy chế phối hợp, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong thực hiện các nghị quyết. Đây là yếu tố quan trọng để các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ, tránh chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Tổ chức đảng các cấp đổi mới phương thức lãnh đạo, triển khai nhiệm vụ, đổi mới chế độ hội họp, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo cơ sở và ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đảm bảo ngắn gọn, sát thực tiễn, phân công nhiệm vụ rõ ràng, dễ thực hiện. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các cấp ủy đảng bám sát nghị quyết của Đảng, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm để lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện, tạo sự đột phá, chuyển biến mạnh mẽ… 
 
Bên cạnh những mặt đạt được, thực tế cho thấy vẫn còn hạn chế: Một số tổ chức cơ sở đảng lúng túng trong đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chậm đổi mới, cơ cấu cán bộ ở một số ngành, địa phương chưa hợp lý, chất lượng không đồng đều; chế độ đãi ngộ, ưu đãi chưa tạo được động lực cho cán bộ phấn đấu. Vai trò, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy đúng mức. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vẫn chậm. 
 
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 30/7/2007 “về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” và Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 “về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Theo đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đảm bảo các tổ chức cơ sở đảng thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo trong tất cả cơ quan, đơn vị. Tiếp tục cải tiến chế độ hội họp, tăng cường đi công tác cơ sở, đổi mới việc ban hành nghị quyết theo hướng ngắn gọn, rõ nội dung, trách nhiệm của cơ quan thực hiện, tránh hình thức. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. 
 
Đối với chính quyền các cấp phải thực hiện sự lãnh đạo của Đảng thông qua các nghị quyết của Đảng; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền; tăng cường giám sát của HĐND các cấp. Đẩy mạnh cải cách hành chính ở các cấp chính quyền, các ngành, cải thiện chỉ số cải cách hành chính, phấn đấu nằm trong tốp 10 tỉnh có chỉ số cải cách hành chính tốt; từ đó hiện thực hóa chủ trương xây dựng chính quyền: Liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân.
 
Cùng với mạnh dạn sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị thuộc khối đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, phải chủ động, bám sát đề án tái cơ cấu kinh tế và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển mạnh dịch vụ, công nghiệp có chọn lọc. Cần xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ, chọn những vấn đề quan trọng, cần thiết để chỉ đạo, có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương nhằm phát triển nhanh và bền vững, tạo bước đột phá mới trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.
 
LAN HỒ