Tươi mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

09:08, 26/08/2015

Lâm Hà là nơi hội tụ của các dân tộc bản địa với 30 dân tộc thiểu số khác sống đan xen với khoảng 32.620 người, chiếm 22,4% dân số. Đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các xã, thị trấn như: TT Đinh Văn, Đạ Đờn, Phi Tô, Phú Sơn, Tân Văn, Phúc Thọ, Tân Thanh, Liên Hà, Đan Phượng, Mê Linh… Những năm trở lại đây, đời sống của bà con DTTS Lâm Hà thay đổi rõ rệt, là "khúc nhạc vui" trong bản nhạc chung của vùng đất mới.

Lâm Hà là nơi hội tụ của các dân tộc bản địa với 30 dân tộc thiểu số khác sống đan xen với khoảng 32.620 người, chiếm 22,4% dân số. Đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các xã, thị trấn như: TT Đinh Văn, Đạ Đờn, Phi Tô, Phú Sơn, Tân Văn, Phúc Thọ, Tân Thanh, Liên Hà, Đan Phượng, Mê Linh… Những năm trở lại đây, đời sống của bà con DTTS Lâm Hà thay đổi rõ rệt, là “khúc nhạc vui” trong bản nhạc chung của vùng đất mới.
 
Nhiều đường làng ngõ xóm ở Lâm Hà được bê tông hóa. Ảnh: DUY DANH
Nhiều đường làng ngõ xóm ở Lâm Hà được bê tông hóa. Ảnh: DUY DANH
 
Kinh tế, đời sống và thu nhập của đồng bào DTTS huyện Lâm Hà chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ yếu như cà phê, dâu, lúa nước và một số loại hoa màu khác. Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong xóa đói giảm nghèo đã thực sự đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của bà con. Các Chương trình như 30a, 135 và nguồn ngân sách huyện hỗ trợ sản xuất đã giúp hàng trăm hộ đồng bào DTTS thoát nghèo, vươn lên mức sống no đủ và làm giàu. 
 
Công tác phát triển cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ; từ 2009 đến nay, Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng 35km đường giao thông nông thôn, với kinh phí 29.605 triệu đồng; Duy tu, sửa chữa 12km đường GTNT với kinh phí thực hiện 1.175 triệu đồng. Hỗ trợ xây dựng 18 nhà sinh hoạt cộng đồng, với kinh phí thực hiện 5.984 triệu đồng. Chương trình 167 năm 2009 và 2010 đã hỗ trợ xóa nhà tạm cho 215 hộ. Năm 2014 được sự tài trợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng 10 căn nhà với kinh phí 500 triệu đồng; Chương trình 134 và nguồn ngân sách huyện đầu tư nâng cấp sửa chữa cho 3 hệ thống giếng khoan và xây dựng mới 1 công trình nước tự chảy phục vụ nước sinh họat cho 500 hộ đồng bào DTTS, với kinh phí 5.463 triệu đồng. 
 
Ngoài ra, còn có nhiều chương trình dự án đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện… đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương và ổn định tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực.
 
Thông qua thực hiện các chính sách, cùng với sự nỗ lực vươn lên trong đời sống của đồng bào DTTS đã có chuyển biến đáng kể, đời sống nhân dân vùng đồng bào DTTS được nâng lên, công tác xóa đói giảm nghèo đã có kết quả đáng phấn khởi, toàn huyện đã có 2 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II, hộ nghèo đồng bào DTTS còn 605 hộ (chiếm tỷ lệ 9,19%), hộ cận nghèo là 781 hộ (chiếm 11,86%, giảm bình quân 5,1%/năm); 100% số xã và trên 95% số hộ trong vùng đã được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 70% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; mức sống của đồng bào ngày càng được tăng lên rõ rệt. Cụ thể một số địa phương điển hình trong công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc như Liên Hà, Đạ Đờn, Phi Tô, Mê Linh...Công tác giảm nghèo từng bước nâng cao điều kiện sống, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc và các thôn, xã; giúp người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực đầu tư nhằm phát triển sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo.
 
Công tác giáo dục trong vùng đồng bào DTTS càng ngày càng phát triển, chất lượng dạy và học có nhiều tiến bộ. Tính đến nay, các xã vùng DTTS đã được đầu tư cơ bản phòng học và nhiều trang thiết bị, sách giáo khoa phục vụ cho dạy và học. Nhờ hệ thống các trường học trong toàn huyện được đầu tư xây mới, nâng cấp nên những năm gần đây, tỷ lệ học sinh đồng bào DTTS bỏ học giảm đáng kể, số học sinh tăng cao, trong đó có số lượng sinh viên học tại trường ĐH, CĐ và TH trong và ngoài tỉnh. Hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thường xuyên, mạng lưới y tế cơ sở từ huyện đến các xã, thị trấn được củng cố, đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh cho đồng bào DTTS. Công tác tuyên truyền cho bà con về biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện ăn chín uống sôi, các chương trình y tế quốc gia được triển khai, công tác DSKHHGĐ được bà con tích cực hưởng ứng thực hiện. Các chương trình phòng chống dịch bệnh, cấp thẻ BHYT cho hộ đồng bào DTTS được triển khai cụ thể với 26 ngàn thẻ/năm, mạng lưới trạm y tế phủ kín địa bàn, thôn bản đều có hệ thống cộng tác viên. Hoạt động thông tin tuyên truyền; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn diễn ra sôi nổi và rộng khắp; lễ hội văn hóa được tổ chức vui tươi lành mạnh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Vai trò của già làng trưởng bản được đề cao, là tấm gương trong cộng đồng. 
 
Đồng bào vùng DTTS Lâm Hà cũng tích cực tham gia phong trào đoàn kết phát huy dân chủ tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh cũng như xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đến nay, Đảng bộ huyện có 48 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 12 Đảng bộ cơ sở vùng đồng bào DTTS) với 266 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Đảng viên là người DTTS hiện có 266 đảng viên, chiếm 8,3%; ở khối lực lượng vũ trang, đảng viên người DTTS là 18 người. Với truyền thống đoàn kết và sáng tạo vốn có, đồng bào các DTTS Lâm Hà sẽ tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu xây dựng quê hương Lâm Hà ngày càng giàu đẹp, phát triển và văn minh.
 
DIỆP QUỲNH