"Tôi tớ" của hận thù

07:09, 29/09/2017

Phát biểu trước 2.000 người tại Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ - Barack Obama nói: Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều xung đột tưởng như bất trị, không dứt, chúng ta đã chứng minh trái tim có thể thay đổi, tương lai sẽ khác nếu ta từ chối làm tù nhân của quá khứ... Rằng tiến bộ và phẩm giá con người sẽ được phát huy tốt nhất qua hợp tác chứ không phải xung đột...

Phát biểu trước 2.000 người tại Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ - Barack Obama nói: Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều xung đột tưởng như bất trị, không dứt, chúng ta đã chứng minh trái tim có thể thay đổi, tương lai sẽ khác nếu ta từ chối làm tù nhân của quá khứ... Rằng tiến bộ và phẩm giá con người sẽ được phát huy tốt nhất qua hợp tác chứ không phải xung đột...
 
Vì thế không thể mãi hận thù:
 
Xin hãy không quên rằng quá trình hòa giải của hai nước chúng ta được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh từng đối đầu. Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị giam giữ nhiều năm trong chiến tranh, đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông nói rằng “hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, nên làm bạn”...
 
Trước đó, trong Tuyên bố chung chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Nhà Trắng cũng đã tuyên bố: Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Sự tôn trọng này một lần nữa được Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định trong chuyến thăm chính thức Việt Nam: “Mỗi nước có con đường, truyền thống, thể chế chính trị, văn hóa khác nhau”... Con đường đó, truyền thống đó, thể chế chính trị, văn hóa đó cần phải được tôn trọng và bất khả xâm phạm.
 
Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong diễn ra vào thời điểm hai nước đang kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, với nhiều hoạt động cũng như các chuyến thăm cấp cao, và 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra vào thời điểm hai nước
đang kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, với nhiều hoạt động cũng như các chuyến thăm cấp cao, và 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Nguồn internet

Trong khi một người quyền lực nhất nước Mỹ, nước từng ở bên kia bờ chiến tuyến, gắt gao bài cộng, nay đã dành cho Việt Nam sự tôn trọng đặc biệt, bắt tay nhau cùng hướng về phía tương lai tươi đẹp, thì một số người máu đỏ da vàng lại tự buộc mình làm tôi tớ cho hận thù, điên cuồng chống phá Đảng, chống phá chế độ bằng nhiều thủ đoạn dối lừa. Lợi dụng việc cá chết dọc biển miền Trung, họ xúi giục, kích động xuống đường đổ lỗi cho Đảng. Họ cử “thuộc hạ” trà trộn trong đám người gây rối, chụp ảnh, quay phim, sử dụng công nghệ photoshop, ngụy tạo hình ảnh “đàn áp” của chính quyền rồi tung lên mạng, xuyên tạc Đảng, chế độ vi phạm dân chủ, nhân quyền. 
 
Lợi dụng tình hình Biển Đông, họ loan tin rằng Đảng, Chính phủ bán nước; nhu nhược, yếu hèn; họ cổ súy đánh Tàu dù biết rằng chiến tranh là con đường ngắn nhất dẫn tới nấm mồ. Với chiêu bài chống tham nhũng, họ rêu rao rằng tham nhũng là do độc Đảng, độc trị, độc quyền rồi tuyên truyền chỉ có đa Đảng mới hết tham nhũng, dù họ thừa biết rằng đây là căn bệnh trầm kha mà cả thế giới phải gồng mình gánh chịu và đang chung tay diệt trừ. 
 
Lợi dụng chuyến thăm Mỹ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, họ lu loa rằng Việt cộng cầu Mỹ đánh Trung cộng, dù biết rằng Đảng, Nhà nước thực hiện chiến lược đối ngoại đa phương, đa dạng, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt thể chế chính trị, nghèo, giàu. 
 
Lợi dụng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam, họ kích  động, kêu gọi, đòi gặp Tổng thống Mỹ để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. 
 
Mỗi khi diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước, các ngày lễ lớn, họ tung tin trên các trang mạng xã hội vu khống Đảng, họ nói Đảng không đủ tầm lãnh đạo, Đảng làm cho đất nước ngày càng nghèo, đời sống nhân dân ngày càng đói khổ, dù họ thừa biết rằng Việt Nam không còn là nước nghèo, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, người giàu chân chính trong xã hội ngày một nhiều lên, các tỷ phú nhà nông không đâu trên đất nước này mà không có, diện mạo nông thôn đang từng ngày sáng lên màu no ấm; bê tông đường nhựa xã nối liền xã, bê tông xi măng thôn nối liền thôn; ô tô trên dưới tỷ đồng đã về với nhiều chủ nhân “Hai lúa”; từ nông thôn đến thị thành, ở đâu cũng bắt gặp người già tập dưỡng sinh, người trẻ tập thể hình (gym); điện sáng cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Sự thật đó, ngay cả người quyền lực nhất nước Mỹ, thậm chí là quyền lực nhất thế giới cũng phải thừa nhận: “... trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Ngày nay, thế giới có thể nhìn rõ những thành tựu mà các bạn đạt được… Chúng ta có thể nhìn thấy sự tiến bộ của Việt Nam qua những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, những trung tâm thương mại và khu đô thị mới, ở vệ tinh mà Việt Nam đã phóng vào không gian, và ở một thế hệ trẻ say mê công nghệ, những người đang khởi nghiệp và điều hành các doanh nghiệp mới...”.
 
Tổng thống Barack Obama ca ngợi: “Việt Nam đã giảm nghèo một cách ấn tượng, nâng cao thu nhập các hộ gia đình và tạo thêm hàng triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu. Đói nghèo và bệnh tật, tử vong ở phụ nữ và trẻ em đều đã giảm. Số người được tiếp cận với điện, nước sạch tăng lên... Đó là những tiến bộ phi thường, là điều các bạn đã làm được trong một thời gian rất ngắn”.
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Một vị nguyên thủ nước lớn ở tận bên kia Thái Bình Dương đã nhìn thấy rất rõ ràng sự phát triển của Việt Nam đến nỗi phải dùng hai chữ “phi thường” để biểu lộ sự cảm phục, thì lẽ nào những thế lực “vỗ ngực xưng danh” yêu nước lại không nhìn thấy? để rồi luôn miệng kêu gào xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng... Vậy, thực chất, điều mà họ muốn là gì? Là chia rẽ dân tộc, làm rối loạn xã hội, giành quyền lãnh đạo đất nước. 
 
Không phủ nhận rằng: Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, mắc những khuyết điểm, sai lầm; tham nhũng, lãng phí còn nhiều; bộ máy Đảng, Nhà nước còn cồng kềnh; vẫn tồn tại các biểu hiện hách dịch, cửa quyền, sống xa hoa, vô cảm; và... đây đó vẫn còn những tiếng ca thán. Nhưng! Điều quan trọng là Đảng đã nhìn thấy. Đảng không phủ nhận. Đảng không làm ngơ và Đảng đang khắc phục với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu Đảng - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên mặt trận chống tham nhũng: Lò đã nóng rồi, củi tươi cũng phải cháy. 
 
Người đứng đầu nước Mỹ cũng phải thừa nhận: “... không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau hai thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc... Tất nhiên chúng tôi vẫn nhận được sự phê bình. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình, tôi và Chính phủ, nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo. Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán thì chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn. 
 
Nên nhớ rằng: Lời phê phán ở đây là phê phán về hiện thực, về chủ trương, chính sách phát triển; tranh luận cởi mở đi liền với hiến kế vì mục tiêu chung là làm cho lộ trình phát triển phù hợp với điều kiện đất nước và xu thế thời đại. Điều đó, khác rất xa với mục tiêu làm thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đánh đổ chế độ như những kẻ tôi tớ hận thù mong muốn.
 
Một lần nữa xin mượn lời Tổng thống Mỹ: Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan vào tương lai của quan hệ hai nước chúng ta. Niềm tin của tôi là nhờ nền tảng dựa trên tình hữu nghị. Như Trịnh Công Sơn viết, “nối vòng tay lớn” là mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình. 
 
Những lạc quan trên của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng chính là lạc quan của người kế nhiệm - Tổng thống Donald Trump thể hiện rõ ràng trong chuyến thăm Mỹ mới đây của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Trong đó, người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, định hướng xây dựng đối tác chiến lược, nâng tầm cao mới hợp tác song phương. Niềm lạc quan đó còn được cụ thể hóa bằng chuyến thăm chính thức Việt Nam trong thời gian đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ, được hai bên dự kiến vào tháng 11 tới. Đây là hoạt động đối ngoại rất đặc biệt chưa từng diễn ra trong quá khứ của Mỹ đối với Việt Nam. Điều đó, cho thấy thái độ và góc nhìn mới của Hoa Kỳ trong quan hệ đối với một nước từng là cựu thù.
 
Mãi mãi, người Việt Nam luôn nguyện cầu cho quốc thái, dân an, xã hội phú cường. Bởi thế, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn coi trọng chính sách đối ngoại đa phương, sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên thế giới; quan tâm đặc biệt thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định kiều bào là bộ phận không tách rời với dân tộc Việt Nam. Nhưng họ - những kẻ tôi tớ hận thù cứ lê ngược bước chân trong miền hoang tưởng, hão huyền về một giấc mơ không bao giờ là hiện thực.
 
HOÀI TRUNG