Báo chí chú trọng tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

11:03, 28/03/2013

(LĐ online) - Thời gian qua, trước nhu cầu thông tin và hưởng thụ thông tin của các giai tầng xã hội trong điều kiện hội nhập thế giới, các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về số lượng với chất lượng được nâng cao. Từ đó, góp phần thiết thực vào công cuộc phát triển KT – XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước.

(LĐ online) - Thời gian qua, trước nhu cầu thông tin và hưởng thụ thông tin của các giai tầng xã hội trong điều kiện hội nhập thế giới, các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về số lượng với chất lượng được nâng cao. Từ đó, góp phần thiết thực vào công cuộc phát triển KT – XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước.
 

Toàn cảnh Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2013 được Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT – TT và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 19 - 3 -– 2013 tại Hà Nội. Đồng chí Lê Hồng Anh - UV Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2013 được Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT – TT và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 19 - 3 - 2013 tại Hà Nội. Đồng chí Lê Hồng Anh - UV Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.


Bước phát triển mạnh mẽ

Đến nay, cả nước có 812 cơ quan báo chí với 1.084 ấn phẩm. Trong đó có 197 cơ quan báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể và 113 báo địa phương); 615 tạp chí (488 tạp chí Trung ương, ngành, đoàn thể Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Toàn quốc có 68 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương. Trong đó có 2 đài quốc gia (Đài TNVN, Đài THVN, 1 đài của ngành (Đài TH Kỹ thuật số VTC); 64 đài phát thanh - truyền hình địa phương; 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Nhiều chương trình phát thanh, truyền hình truyền tải trên mạng internet phục vụ tốt công tác thông tin đối nội, đối ngoại. Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền tiếp tục phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầu áp dụng công nghệ IPTV. Cả nước có 47 đơn vị được cấp giấy phép hoạt động truyền hình cáp, 9 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Riêng 5 đài truyền hình: Đài THVN, Đài TH Kỹ thuật số VCT, Đài PT-TH Hà Nội, Đài TH TP.HCM, Đài PT-TH Bình Dương có 62 kênh truyền hình trả tiền. Cả nước cũng có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4 triệu thuê bao trên toàn quốc. Các đài, nhất là đài địa phương chủ yếu sử dụng công nghệ analog và đang từng bước thử nghiệm công nghệ số truyền dẫn nhiều chương trình với nhiều loại hình dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ truyền hình độ phân giải cao (HDTV). Về đội ngũ cán bộ báo chí, cả nước hiện có 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo, số sắp được cấp thẻ do hội đủ các điều kiện cần thiết lên đến hàng trăm người. Hội Nhà báo Việt Nam có trên 19.000 hội viên.

Bám sát đời sống, nhiệm vụ chính trị

Trong năm 2012 và quý I năm 2013, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, thực hiện các định hướng và nhiệm vụ trọng tâm, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí đã thực hiện khá tốt các yêu cầu, mục tiêu đề ra. Tuyên truyền sâu rộng, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm những vấn đề, sự kiện nổi bật, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của đất nước. Đặc biệt là tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với tuyên truyền tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước trong nhiệm kỳ XI. Báo chí tích cực, chủ động bám sát tình hình, nhiệm vụ của đất nước, của ngành, địa phương, đơn vị, tập trung tuyên truyền, cổ vũ các nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế.

Trong công tác tuyên truyền, so với các năm trước đã coi trọng việc phát hiện, nêu gương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; phát hiện những bất cập, vướng mắc, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho thị trường bất động sản. Tuyên truyền thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng; việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng yếu kém, lập định chế xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân. Tuyên truyền các biện pháp tăng thu ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng hiệu quả đầu tư công; các biện pháp đẩy mạnh quản lý, điều hành giá cả, chống gian lận thương mại. Tích cực tuyên truyền, cổ vũ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả thiên tai, biến đổi khí hậu, tai nạn giao thông…

Cùng với những nhiệm vụ trên, báo chí còn chú trọng truyên truyền, ca ngợi lịch sử hào hùng, những chiến công hiển hách của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống các kẻ thù xâm lược; tưởng nhớ, ghi ơn công lao và sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ: 40 năm chiến thắng lịch sử Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không; 40 năm ký Hiệp định Pa - ri chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ; 45 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968; tuyên truyền có chiều sâu, bề rộng Năm hữu nghị Việt – Lào; tuyên truyền đúng định hướng quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia, Việt Nam với các nước Asean, với CHLB Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, EU, Mỹ…

Các phóng viên tác nghiệp tuyên truyền về biển đảo. Ảnh: Văn Báu
Các phóng viên tác nghiệp tuyên truyền về biển đảo. Ảnh: Văn Báu

Điều đặc biệt ghi nhận là báo chí đã tuyên truyền, cổ vũ ý chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Một số sự kiện, vấn đề lịch sử vốn nhạy cảm trong quan hệ đối ngoại cũng được thông tin một cách đúng đắn, hợp lý. Đó là cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc tháng 2-1979; trận chiến đấu oanh liệt của bộ đội Hải quân ta tại cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao tháng 1 - 1988… Chỉ đạo, định hướng tuyên truyền, tham gia giải quyết các vấn đề phức tạp, nổi cộm, bức xúc như vụ cưỡng chế đất đai tại Tiên Lãng (Hải Phòng), vụ hành hung phóng viên tại Văn Giang (Hưng Yên), xét xử các bị cáo trong vụ án Vinashin, các bị cáo lợi dụng tự do, dân chủ để chống phá chế độ, xử lý các bị can ở một số ngân hàng thương mại và một số vụ việc phức tạp khác. Báo chí tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền đối ngoại, nêu bật đường lối, chủ trương đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng, Nhà nước ta; khẳng định vị thế, vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong khu vực và quốc tế; nêu bật hình ảnh đất nước, con người, thành tựu đổi mới, nêu bật truyền thống yêu chuộng hoà bình và các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc…

Những vấn đề đặt ra

Năm 2013 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết của BCHTW (khoá XI), Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Từ tình hình trên, báo chí cần tập trung tuyên truyền, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI); đẩy mạnh tuyên truyền, phản ánh ý kiến các tầng lớp nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Gắn việc thực hiện các nghị quyết với việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tuyên truyền các sự kiện, vấn đề, nhiệm vụ quan trọng của đất nước trong năm 2013.

Đó là các nỗ lực, giải pháp, kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2012; đẩy mạnh thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ động đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào việc xây dựng Cộng đồng Asean đoàn kết, vững mạnh, góp phần giữ gìn hoà bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và thế giới. Chú trọng tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; đề cao dân chủ, trật tự, kỷ cương để giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, yếu kém; đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Và một vấn đề quan trọng nữa là cần tăng cường chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là những vấn đề phát sinh trong tình hình mới. Tăng cường giáo dục ý thức chính trị, trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, biên tập viên, phóng viên, nhất là phóng viên trẻ.

Bình Nguyên