Đóng góp ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh

03:03, 28/03/2013

- Tại Điều 1: Đề nghị đưa cụm từ “độc lập” lên trước, cụ thể là: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, dân chủ. … .”.

- Tại Điều 1: Đề nghị đưa cụm từ “độc lập” lên trước, cụ thể là: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, dân chủ. … .”.

- Tại Điều 7: Chuyển sang Chương V quy định về Quốc hội, đặt sau điều  87 sẽ phù hợp.

- Tại Điều 10: Không nên nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Công đoàn mà chỉ cần nêu vai trò của giai cấp công nhân, vì Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội như các đoàn thể khác, nếu quy định trong Hiến pháp thì phải ghi đủ các tổ chức khác.

- Tại Điều 16: Đề nghị gộp Điều 17 và Điều 21 thành một điều, với 3 khoản đầu của 3 điều có nội dung như sau: “Mọi người có quyền sống, có quyền bình đẳng trước pháp luật và mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”, vì khi quy định điều, trong điều phải có các khoản để thực hiện, ở Điều 21 là một điều mới, nhưng nội dung chỉ có 5 chữ, thì chưa thể hiện hết ý của nội dung trong cùng một điều, do đó nên gom lại nhằm đủ ý và đủ nội dung hơn.

- Tại Điều 25: Đề nghị bỏ cụm từ “theo hoặc không theo một đạo nào”, vì ở trong điều này đã quy định rõ quyền tự do tín ngưỡng của người dân trong các tôn giáo, các tôn giáo được bình đẳng trước pháp luật, được Nhà nước bảo đảm thì không cần phải đưa chi tiết cụm từ “theo hoặc không theo một đạo nào”.

Tại khoản 2: Đề nghị bổ sung cụm từ: “2. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo. Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”.

- Tại Điều 34: Đề nghị giữ nguyên như Điều 57 của Hiến pháp hiện hành vì nó đã đầy đủ, đảm bảo quyền của con người và đặc biệt là theo quy định của pháp luật.

- Tại khoản 1 Điều 37: Đề nghị giữ nguyên theo Hiến pháp 1992 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở” thay vì “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp”.

- Tại Điều 39: Tại khoản 1: Đề nghị bổ sung thêm cụm từ “giữa một người nam và một người nữ” vào trước cụm từ “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ”, cụ thể viết lại như sau: “1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ giữa một người nam và một người nữ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”.

Đề nghị bổ sung thêm cụm từ “đủ 18 tuổi trở lên” vào sau cụm từ “Nam, nữ”, cụ thể viết lại như sau:

“1. Nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.”.

- Tại Điều 45: Đề nghị bỏ cụm từ “tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” vì không mang tính phổ biến, không cần thiết và sẽ được quy định bởi các văn bản dưới luật.

- Tại Điều 46: Nên gộp lại vào Điều 68 sẽ phù hợp hơn vì Điều 46 vừa nói về quyền vừa nói về nghĩa vụ, trùng với Điều 68.

- Tại Điều 48: Đề nghị thay từ “làm” bằng “thực hiện”, cụ thể viết lại như sau:

“Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định”.

- Tại Điều 47 đến Điều 50: Quy định nghĩa vụ là quá ít, đề nghị quy định rõ thêm một số nghĩa vụ cho tất cả các đối tượng xã hội như đối tượng cán bộ, công chức có nghĩa vụ đối với trách nhiệm phục vụ nhân dân.

- Tại Điều 50: Đề nghị giữ nguyên Điều 80 của Hiến pháp hiện hành là đầy đủ và phù hợp (có thể bỏ đoạn lao động công ích vì không cần thiết…). Vì quy định như Điều 50 là chưa đầy đủ; đồng thời đề nghị xem lại ngữ nghĩa và câu văn, nếu quy định như dự thảo thì trẻ em cũng có quyền nộp thuế.

- Tại Điều 57: Đề nghị ghép với Điều 58 thành 1 Điều, vì đây là 2 điều quy định về đất đai, tài nguyên, thiên nhiên, khoáng sản là tài sản công, do Nhà nước đầu tư, quản lý và thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý, theo quy định của pháp luật, được quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục đích sử dụng đất của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, nên để trong một điều cho phù hợp và nên gom các câu, cụm từ cho gọn, liên kết hơn và đặt thành ( - 1, 2, 3 và 4) của Điều 57).

- Tại khoản 2  Điều 58: Về đất đai đề nghị bổ sung cụm từ “quyền sở hữu” về đất đai, cụ thể:

 “ 2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích;… . ”.

- Tại Điều 65: Đề nghị gộp điều này với Điều 66 của Hiến pháp hiện hành thành một điều trong Hiến pháp sửa đổi và quy định chung là “thế hệ trẻ”, vì việc bỏ các nội dung trên là một thiếu sót vì “thế hệ trẻ” là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước…

(còn nữa)