Ngành học nào phù hợp với bạn?

03:01, 05/01/2011

Sau khi đã xác định bản thân mình phù hợp với nghề nghiệp nào, bạn nên tìm hiểu các thông tin về các ngành học đào tạo để xem ngành nào phù hợp với nghề nghiệp mình lựa chọn. Lưu ý bạn rằng học một ngành có thể làm được nhiều nghề, một nghề có thể đòi hỏi kiến thức nhiều ngành.

[links()]Sau khi đã xác định bản thân mình phù hợp với nghề nghiệp nào, bạn nên tìm hiểu các thông tin về các ngành học đào tạo để xem ngành nào phù hợp với nghề nghiệp mình lựa chọn. Lưu ý bạn rằng học một ngành có thể làm được nhiều nghề, một nghề có thể đòi hỏi kiến thức nhiều ngành.

Cùng một lĩnh vực nghề nghiệp thì có thể được đào tạo ở nhiều ngành. Nhiều học sinh trong quá trình tìm hiểu nguyện vọng để đăng ký vào các trường đại học thì chỉ "đinh ninh" chọn ngành mà mình đã định. Trong quá trình tìm kiếm thông tin thì cứ phải tìm chính xác tên ngành đó mà không biết rằng có rất nhiều ngành được đăng ký tại các trường đại học đào tạo chuyên ngành này nhưng lại "nằm" dưới những cái tên khác nhau. (Nếu có sự khác nhau, chủ yếu là mỗi ngành học thiên về một lĩnh vực ứng dụng nào đó).

Nên tìm hiểu các thông tin về các ngành học đào tạo để xem ngành nào phù hợp với nghề nghiệp mình lựa chọn.
Nên tìm hiểu các thông tin về các ngành học đào tạo để xem ngành nào phù hợp với nghề nghiệp mình lựa chọn.
Ví dụ khi nói ngành Điện tử - tin học thì có rất nhiều ngành khác có khung đào tạo tương tự như Công nghệ thông tin, Công nghệ phần mềm, Cơ tin - kỹ thuật Khoa học máy tính; Điện tử máy tính, Mạng máy tính và Viễn thông...Hoặc khi nói ngành ngoại thương thì có nhiều  ngành khác có khung đào tạo tương tự như kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế   hay quản trị kinh doanh quốc tế …

Phần lớn các thí sinh không nắm được điều này nên dù có đến nhiều ngành đào tạo liên quan đến điện tử - tin học hoặc ngoại thương nhưng chỉ tập trung đăng ký vào một số ít khoa, ngành của một số trường đại học. Điều này làm cho điểm chuẩn tăng lên, đồng nghĩa với nó là cơ hội thi đỗ cũng ít đi.

Vì vậy để chọn được ngành học phù hợp, bạn nên tìm hiểu các thông tin;

- Mục tiêu đào tạo của ngành học.
- Chương trình đào tạo bao gồm các môn học nào.
- Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.
- Chuẩn đầu ra của ngành học.
- Yêu cầu kỹ năng, phẩm chất, tính cách, sức khỏe của ngành học ra sao, có những yêu cầu đặc biệt không.
- Học xong có thể làm những nghề nghiệp gì, ở đâu (cơ hội nghề nghiệp). Đặc điểm, đặc trưng nghề nghiệp là gì, những điểm nào trong nghề nghiệp này làm mình thích thú (bạn càng thích thú với nghề nghiệp mình lựa chọn thì khả năng đi đúng hướng càng cao). 
- Phạm vi ứng dụng của ngành nghề

Chọn một ngành nào đó còn phải tính đến “biên độ ứng dụng” trong thực tế dài hạn của nó nữa. Hiện nay các trường đại học, do áp lực cạnh tranh trong thu hút người học nên đã đưa ra rất nhiều ngành mới thời thượng nhưng biên độ ứng dụng lại quá hẹp. Vì thế khi học những ngành này, người học rất khó tìm thấy cơ hội trên thị trường lao động sau này.
Chẳng hạn thí sinh chọn học ngành chứng khoán, nếu sau này không tìm được công việc trong một công ty chứng khoán hay bộ phận đầu tư chứng khoán của các tổ chức tài chính  thì sẽ làm được gì? Thí sinh học ngành quản trị thương hiệu nếu không tìm được việc trong lĩnh vực xây dựng, bảo vệ, phát triển, quản lý thương hiệu thì làm được gì?   Liệu một người tốt nghiệp một ngành hẹp như thế có thể tìm được những vị trí, công việc khác tại các công ty khác hay không? Câu trả lời là rất khó.

- Xã hội đang yêu cầu gì/tiêu chí tuyển dụng ở những người đang học trong ngành nghề đó.
- Nhu cầu của thị trường lao động đối với ngành nghề.
- Đánh giá xu hướng phát triển của ngành nghề .
- Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.

Những thông tin về ngành nghề sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để xem mình có thực sự phù hợp với ngành nghề đó hay không. Các thông tin này bạn có thể tìm kiếm phối hợp trên các website, sổ tay sinh viên của các trường, website hoặc dịch vụ tư vấn của các công ty chuyên về tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, tuyển dụng, tư vấn nghề nghiệp, dự báo nhân lực, báo chí, các loại sách hướng nghiệp, các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của các trường, những người làm trong nghề…    

Điều kiện bản thân và việc lựa chọn nghề nghiệp

Điều kiện kinh tế gia đình, sức khỏe, ngọai hình, độ tuổi cũng là các yếu tố cần xem xét trước khi chọn nghề nghiệp tương lai. Các nghiên cứu về giáo dục cho thấy phần lớn học sinh xuất thân từ gia đình có kinh tế eo hẹp thường chọn các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, kỹ thuật ứng dụng vì chi phí học những ngành này không cao và thời gian học ngắn nên họ có thể gia nhập sớm vào thị trường lao động; ngược lại, các học sinh thuộc gia đình khá giả thường theo đuổi các ngành học “đắt đỏ” như bác sĩ, kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp... vì những ngành này đòi hỏi chi phí và thời gian học rất cao.

Tất nhiên sự đầu tư càng nhiều thì thành quả thu lại cũng sẽ nhiều, nhưng khi khả năng kinh tế gia đình hạn hẹp thì phải có những lựa chọn hợp lý để không phải vất vả mưu sinh và lơ là việc học như thường thấy.Tức chọn nghề còn phải xem khả năng kinh tế gia đình có thỏa mãn được các yêu cầu về chi phí của việc học hay không.Ngoài ra, bạn có thể tính toán để chọn học một trường gần nhà…hoặc thay vào học đại học bạn có thể học trung cấp, cao đẳng rồi tìm việc làm trang trải cuộc sống sau đó học liên thông lên.

Bạn cũng có thể tính toán phương án vừa làm vừa học nếu học ở các khu đô thị trung tâm. Hiện nay ngân hàng chính sách xã hội cho  sinh viên vay một năm 8.600.000đ. Nếu bạn học khá giỏi thì có thể tìm thêm học bổng của nhà nước. Theo quy định hiện nay, học bổng tối thiểu ở các trường công lập của sinh viên loại khá bằng mức tối đa học phí mà sinh viên đó phải đóng.Ngoài ra bạn có thể đạt được học bổng “Vượt Khó, Học Giỏi” của trường, học bổng của Đoàn- Hội, học bổng của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước… Bạn cũng có thể làm thêm các công việc khác như gia sư, bán hàng, phục vụ quán, phát tờ rơi… để kiếm thêm thu nhập một tháng từ 500.000 đến 2.000.000đ.

Như vậy, nếu bạn có ý chí, chịu khó, kiên trì và học thật tốt  thì bạn vẫn có thể theo học tốt tại các trường lớn ở các khu trung tâm. Có rất nhiều bạn trẻ cũng đã thành công khi vửa làm vừa học như vậy.

Một số ngành học có yêu cầu riêng về sức khỏe, ngoại hình, năng khiếu hoặc tuổi tác như các ngành năng khiếu thể thao, công an, quân đội giao thông vận tải(đường biển), nghệ thuật… Khi thi vào các ngành này bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin để xem xét bản thân có phù hợp hay không.

Trần Minh Đức