Dù chưa phát hiện có việc né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm; tuy nhiên, đâu đó trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên của TP Đà Lạt vẫn còn tình trạng có tâm lý e dè, sợ làm, sợ sai… cần phải chấn chỉnh, khắc phục.
Phải khẳng định rằng nông thôn mới (NTM) không chỉ là đầu tư điện, đường, trường, trạm… mà chính là thay đổi đời sống của Nhân dân, lấy người dân làm chủ thể...
Giải ngân vốn đầu tư công là chuyên đề được Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 8, do UBND tỉnh tổ chức ngày 25/8/2023, nhằm tập trung thảo luận, tháo gỡ khó khăn, tìm giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm… cho các ngành, địa phương và các chủ đầu tư dự án đang gặp vướng mắc... làm chậm tiến độ giải ngân.
Thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân của UBND tỉnh, 2 năm qua, Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân Lâm Đồng đã đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo an toàn để phát triển sản xuất.
Dưới chân núi Lang Biang, có một người đàn ông từ lâu đã chọn xã Đạ Sar làm quê hương thứ 2 của mình. Hơn 14 năm đảm nhận vai trò Trưởng Ban Công tác Mặt trận, Tổ trưởng Tổ hòa giải Thôn 1, với nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm, tiếng nói của ông K’Biel (sinh năm 1975) đã luôn có uy tín trong lòng bà con người K’Ho nơi này.
Không chỉ các tổ chức xã hội, các đơn vị, cơ quan nhà nước tham gia vào các hoạt động từ thiện, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cũng thường xuyên duy trì các hoạt động từ thiện, các hoạt động nhân đạo như một cách để đồng hành, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn...
Tại Lâm Đồng, qua gần 7 năm triển khai thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân đã tạo cơ sở pháp lý, quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành giám sát. Hoạt động giải trình, giải quyết kịp thời những vấn đề mà cử tri, dư luận xã hội quan tâm, phản ánh, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Cơ quan chức năng của tỉnh đã hướng dẫn các đơn vị xây dựng hồ sơ trồng rừng và thực hiện thẩm định xong hiện trường 37 hồ sơ với diện tích 499,81 ha. Trong đó, trồng rừng thay thế 61 ha, trồng rừng trên đất trống 110,5 ha, trồng rừng sau giải tỏa 163,32 ha, trồng rừng sau khai thác trắng 116,39 ha…
Với thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa bàn phụ trách luôn tiềm ẩn yếu tố khó khăn, phức tạp, thời gian qua, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Phi Liêng, huyện Đam Rông đã thực hiện có hiệu quả một số giải pháp trong công tác phòng ngừa, đặc biệt là tăng cường việc giải tỏa diện tích rừng bị phá, lấn chiếm và trồng lại rừng.
Dù ngày nắng hay ngày mưa, đều đặn vào mỗi thứ Bảy hằng tuần, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... thuộc các cơ quan từ cấp huyện đến xã trên địa bàn huyện Đam Rông lại về cơ sở cùng Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.