Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

03:02, 04/02/2014

Ở đời, có những hành vi được xem là nhỏ nhặt không đáng làm, không đáng quan tâm, nhất là trong bối cảnh bị tác động xấu của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường và đời sống gặp nhiều khốn khó. Nhưng đây đó, vẫn có những con người dù chuyện nhỏ đến đâu, nhưng mang lại niềm vui, niềm tin cho cuộc sống, họ vẫn làm, vẫn quan tâm và chính những việc làm nhỏ nhặt đó có ý nghĩa lớn, khi góp phần vun đắp đạo đức sống cho cộng đồng.

Ở đời, có những hành vi được xem là nhỏ nhặt không đáng làm, không đáng quan tâm, nhất là trong bối cảnh bị tác động xấu của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường và đời sống gặp nhiều khốn khó. Nhưng đây đó, vẫn có những con người dù chuyện nhỏ đến đâu, nhưng mang lại niềm vui, niềm tin cho cuộc sống, họ vẫn làm, vẫn quan tâm và chính những việc làm nhỏ nhặt đó có ý nghĩa lớn, khi góp phần vun đắp đạo đức sống cho cộng đồng.
 
Em Huỳnh Văn Tân.
Em Huỳnh Văn Tân.
Một buổi chiều trung tuần tháng 1/2014, sau khi đi đám giỗ nhà bà con về, ngang qua Khách sạn Khải Hòa ở TT Liên Nghĩa Đức Trọng, Huỳnh Văn Tân (1997) học sinh lớp 11 B6 của Trường THPT Lương Thế Vinh, Đức Trọng, phát hiện chiếc Ebas 80 Sam Sung Mote 3 của ai đó làm rơi bên hố rác, em nhặt lên. Cùng lúc đó, có hai thanh niên chạy đến bảo đó là máy của mình làm rơi, em kiểm tra trong máy có hình ảnh của người bố và 2 em nhỏ, nhìn hai thanh niên còn trẻ, cộng với những biểu hiện bên ngoài không bình thường, em đoán chắc đó không phải là chủ nhân của chiếc Ebas bị rơi, nên từ chối trả lại. Em gọi điện thoại về cho bố mẹ báo tin, bố mẹ bảo cứ mang về phòng trọ, nếu xác định đúng người bị mất thì trả lại, không đúng người thì mang nộp công an nhờ họ tìm khổ chủ. Tân nghe lời bố mẹ chỉ bảo, mang về phòng trọ, tiếp tục kiểm tra Ebas, thấy có nhiều dữ liệu liên quan đến ngành thủy điện, em đoán chắc chủ nhân của Ebas là người làm việc trong ngành thủy điện. Quả đúng như vậy, chiều tối hôm sau, có một người tìm đến phòng trọ của em xin lại chiếc Ebas bị đánh rơi. Sau khi kiểm tra các dữ liệu trong máy và đề nghị người đàn ông nọ cung cấp những thông tin quan trọng của bản thân, Tân đã trả lại cho chủ nhân chiếc Ebas nhặt được. Theo đó, chủ nhân của chiếc Ebas bị rơi là anh Nguyễn Huy Cường, kỹ sư của công ty thủy điện Đại Ninh, sau khi nhận lại được chiếc Ebas có giá trị trên 10 triệu đồng, biết được hoàn cảnh gia đình của Tân còn khó khăn, bản thân em phải ở trọ để theo học, anh có ý định bồi dưỡng cho Tân 1 triệu đồng, nhưng Tân từ chối không nhận. Điều đáng nói nữa là, sau khi trả lại của rơi cho người bị mất, Tân không hề kể cho bạn bè trong lớp, trong trường, kể cả cô giáo chủ nhiệm lớp nghe. Mãi đến lúc, chúng tôi tìm đến trường Lương Thế Vinh đề nghị với thầy hiệu phó nhà trường xin gặp Tân và sau đó nói chuyện với cô giáo chủ nhiệm lớp, lớp 11 B6 mới biết được câu chuyện Huỳnh Văn Tân nhặt được chiếc Ebas, tình nguyện trả lại cho người đánh rơi, cả lớp hoan hô, tán thưởng. Chúng tôi nghĩ đó cũng là một cách vinh danh, học tập tấm gương “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” theo lời dạy của Bác Hồ đối với học sinh.
 
Được biết, em Huỳnh Văn Tân quê ở thôn Văn Minh, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, có bố mẹ đều là lao động làm vườn, kinh tế gia đình thuộc diện nghèo, nhưng hàng tháng phải chắt chiu 700-800.000 đồng để cho Tân ở nhà trọ và chi tiêu ăn uống cơm bụi, mua sắm sách vở, dụng cụ học tập. Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Tân hết sức tiết kiệm để hàng tháng dư dật 50-70.000 đồng để đầu tư cho chuyện học tập. Cô giáo Lương Thị Hiếu - giáo viên chủ nhiệm lớp 11 B6, trường Lương Thế Vinh cho biết, ở lớp Huỳnh Văn Tân là một học sinh có học lực khá, nhưng luôn được xếp đạo đức loại tốt, bởi em thật thà, hiền lành, biết quan tâm đến mọi người.
 
Việc nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất, đúng là chuyện nhỏ, bình thường của mọi người, nhất là đối với học sinh của những năm về trước. Nhưng nay, trong bối cảnh bị tác động của cơ chế kinh tế thị trường, những “chuyện nhỏ” đó ngày bị thưa dần. Vì vậy, nhiều người nói với chúng tôi, dù nhặt được của rơi trả lại là “chuyện nhỏ”, nhưng có ý nghĩa lớn, cần phải biểu dương, khen ngợi để khơi dậy phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, nhất là đối với học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước mai sau.
 
HOÀNG VƯƠNG MỸ