Kiến trúc cổ hồn phố Đà Lạt

03:01, 25/01/2011

Cái hồn của một đô thị đó là những giá trị được mang đến từ “thì quá khứ”. Quá khứ lùi lại đằng sau nhưng sự hiện hữu của không gian kiến trúc cổ xưa, rêu phong “trú” chân trong cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn, phát triển tiếp nối nhưng không xung khắc sẽ tạo nên thần thái đô thị Đà Lạt.

Cái hồn của một đô thị đó là những giá trị được mang đến từ “thì quá khứ”. Quá khứ lùi lại đằng sau nhưng sự hiện hữu của không gian kiến trúc cổ xưa, rêu phong “trú” chân trong cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn, phát triển tiếp nối nhưng không xung khắc sẽ tạo nên thần thái đô thị Đà Lạt.  

Dấu ấn đậm nét tác động bởi con người từ buổi sơ khai tìm ra Đà Lạt hơn thế kỷ qua có lẽ đó là những dinh thự, biệt thự cổ. Đặt trong không gian rừng thông, sự mát lành của sương trời, gió núi... biệt thự cổ tạo nên hệ giá trị kiến trúc đặc thù của đô thị Đà Lạt. Việc bảo tồn và phát triển các biệt thự cổ tiếp nối các kiến trúc phù hợp với không gian đặc trưng Đà Lạt nhằm tạo “thương hiệu” cho một đô thị có cá tính, bản sắc riêng không thể lẫn lộn với bất kỳ đô thị nào trong nước và khu vực. Bởi khi thiếu vắng những ngôi biệt thự cổ, những kiến trúc dinh thự hay tòa tháp thấp thoáng trên những đồi cao hẳn rằng sẽ không còn nhận ra
Khách sạn Đà Lạt Palace - một kiến trúc cổ không lạc hậu với phong cách hiện đại. Ảnh: Nguyễn Thanh
Khách sạn Đà Lạt Palace - một kiến trúc cổ không lạc hậu với phong cách hiện đại. Ảnh: Nguyễn Thanh
hà quy hoạch từng nhận định rằng: Kiến trúc ở Đà Lạt là nghệ thuật “Kiến trúc kết hợp với cảnh quan” đã được thể hiện từ những ý đồ quy hoạch ban đầu. Mỗi công trình, cụm công trình được sắp đặt khéo léo trong một quy hoạch nhằm khai thác triệt để đặc điểm địa hình và cảnh quan thiên nhiên, tạo nên những công trình, cụm công trình đột phá và  tạo nên một thành phố có dáng vẻ riêng. Cái đặc biệt còn nằm ở chỗ, kiến trúc mang phong cách châu Âu, phong cách châu Á, nhưng không mâu thuẫn, xung đột nhau, tất cả hòa quyện trong một khung cảnh cao nguyên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng. Đó là giá trị văn hóa nghệ thuật của kiến trúc Đà Lạt, mang một dấu ấn riêng rẽ, không nhầm lẫn được với kiến trúc ở các đô thị khác trong cả nước.

Những kiến trúc Đà Lạt trước 1954 chịu ảnh hưởng phong cách kiến trúc các địa phương nước Pháp, góp phần làm phong phú nền kiến trúc Việt Nam, và được xem như là tài nguyên nhân văn quốc gia, được đánh giá là các di tích có giá trị đặc biệt, rất độc đáo, gắn liền với địa hình và cảnh quan thiên nhiên. Có thể nói Đà Lạt như một bảo tàng các biệt thự và các công trình kiến trúc công cộng, tôn giáo tín ngưỡng với các thể loại phong cách kiến trúc Âu - Á kết hợp. Việc giữ gìn kiến trúc cổ cho mai sau cũng là giữ cái “Thần thái”  của Đà Lạt nhìn từ góc độ kiến trúc cảnh quan môi trường. Hay nói cách khác, tạo nên hồn cốt của Đà Lạt với nét duyên dáng, quyến rũ của đô thị từ biệt thự cổ kính chính là khoảng không gian hoài niệm với cảm giác êm đềm, bình an như đang trở về ngôi nhà thân thương của chính mình... Vừa qua, thành phố đã kêu gọi nhà đầu tư tham gia dự án cải tạo biệt thự cổ kiến trúc Pháp để làm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Đấy là Tập đoàn Six Senses với dự án đầu tư cải tạo quần thể 17 biệt thự cổ xây dựng từ những năm 1920 - 1930 ở khu Lê Lai, trên diện tích khoảng hơn 14ha (thuộc khu vực P.5, TP. Đà Lạt) thành khu resort nghỉ dưỡng 4 sao mang tên Evason Mandara Villas Dalat. Ngoài các biệt thự khu Lê Lai, còn có dự án cải tạo nâng cấp 13 biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo, do Công ty CADASA làm chủ đầu tư nay đã đưa vào hoạt động.
 
Trong những đêm sương xuống, đường phố vắng lặng, đi trên đoạn đường này ta như được hoài phố về một dáng dấp Đà Lạt cách đây hơn nửa thế kỷ. Hay lạc vào khu Lê Lai, ta như được sống gần gũi với thiên nhiên ngay trong lòng đô thị. GS.TS Hoàng Đạo Kính từng cho rằng: Phát triển đô thị Đà Lạt một cách khôn khéo nhất đó là sự phát triển tiếp nối không làm mất đi những giá trị cũ nhưng vẫn tạo dựng được bộ mặt đô thị hiện đại, đặc thù. Bởi di sản chứa đựng trong mình những giá trị truyền thống của lịch sử văn hóa nên phải đặt vấn đề bảo tồn song hành cùng phát triển chứ không thể lấy cái nọ đối chọi cái kia. Có như thế Đà Lạt mới là một bảo tàng kiến trúc bậc nhất Đông Nam Á.

Hiện nay, ngoài quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đã được phê duyệt với việc xác định 2 khu bảo tồn kiến trúc là khu biệt thự Lê Lai và khu biệt thự Trần Hưng Đạo, địa phương chưa xây dựng được quy chế bảo tồn các công trình kiến trúc nói chung, cũng như chưa xây dựng được danh mục các công trình bảo tồn. Các nhà quản lý và chuyên môn cũng có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về công tác bảo tồn, chưa có thái độ ứng xử thích hợp đối với các công trình kiến trúc nên việc quản lý còn nhiều tùy tiện, bất cập. Nhiều công trình bị chia cắt khuôn viên, cơi nới, bị thay đổi kiến trúc bên ngoài hoặc không gìn giữ để xuống cấp trầm trọng. Việc sửa chữa nếu có chỉ mang tính cục bộ, chắp vá làm mất đi nét đặc thù kiến trúc của thành phố du lịch này. Từ thực tế đó, mới đây nhóm nghiên cứu đề tài khoa học “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá, đề xuất bảo tồn di sản kiến trúc đô thị Đà Lạt” do kiến trúc sư Trần Văn Việt  làm chủ nhiệm đề tài đặt ra: Việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết nhằm giải quyết những nội dung cơ bản sau: Tính chất nổi trội của đô thị, cấu trúc không gian đô thị, kiến trúc cảnh quan, kiểu dáng kiến trúc đặc trưng làm nên bản sắc kiến trúc riêng và mang ý nghĩa như hệ giá trị đặc trưng về di sản kiến trúc cảnh quan của thành phố Đà Lạt. Sự cần thiết phải bảo tồn các không gian kiến trúc cảnh quan, các công trình kiến trúc đó. Trong xu thế phát triển chung của đô thị, việc bảo tồn mang ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển? Phát triển dựa trên cơ sở bảo tồn và bảo tồn để phát triển. Do đó, quy hoạch bảo tồn các công trình, cụm công trình được xây dựng từ thời Pháp tại thành phố Đà Lạt là việc làm rất cần thiết và cấp bách nhằm: Giữ gìn bản sắc kiến trúc đặc thù của thành phố Đà Lạt; Bảo tồn và phát huy quỹ di sản kiến trúc đô thị gắn liền với cảnh quan môi trường của thành phố; Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm bảo tồn và phát triển các công trình kiến trúc phục vụ cho việc quản lý xây dựng trong quá trình phát triển trên cơ sở “Bảo tồn để phát triển” và “Phát triển dựa trên bảo tồn”.

Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự phát triển của thành phố và sự bùng nổ trong xây dựng, với những hiện tượng tích cực cũng như tiêu cực đã cho thấy nhiều vấn đề cụ thể đã được đặt ra. Theo Nhóm nghiêøn cứu đó là làm thế nào giữ được những bằng chứng của lịch sử có giá trị của Đà Lạt, giữ gìn hình ảnh và bản sắc của Đà Lạt - những lý do tìm đến của du khách. Mối quan hệ ngành giữa quy hoạch đô thị và thiết kế công trình của thành phố Đà Lạt  là một sự gắn bó hữu cơ. Đà Lạt là nơi lý tưởng để xây dựng một đô thị nghỉ dưỡng, du lịch, có nhiều lợi điểm mà nhiều thành phố khác ở Việt Nam không có được: đó là những yếu tố về khí hậu, địa hình, mặt nước, thảm thực vật... Đồng thời, về mặt lý luận cũng như lịch sử xây dựng đô thị thì có thể nói rằng nơi đây là một ví dụ điển hình về xây dựng và phát triển một thành phố vườn - thành phố cảnh quan - thành phố du lịch sinh thái…

Có thể nói cấu trúc không gian đô thị Đà Lạt cùng với những công trình kiến trúc nằm trong tổng thể thiên nhiên, địa hình, cảnh quan đã làm nên hệ giá trị đặc trưng của thành phố Đà Lạt. “Trên quan điểm phát triển có kế thừa, hình ảnh mong muốn trong tương lai của Đà Lạt sẽ là một sự tổng hòa giữa xưa và nay, giữa cổ kính và hiện đại, phấn đấu là một trung tâm di sản kiến trúc đô thị nổi bật. Những giá trị quý giá về cảnh quan và quỹ kiến trúc của đô thị du lịch Đà Lạt cần phải được bảo tồn, phát huy nhằm tạo ra những giá trị nền tảng phục vụ cho yêu cầu phát triển du lịch, và như vậy sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch địa phương mà cái hồn đô thị chính là triến trúc giữa quá khứ được phát  triển tiếp nối trong thời hiện đại.

Hồ Xuân Trung