... Ba là, xác định nội dung giải quyết các vấn đề về biển và vùng đặc quyền kinh tế trên biển phù hợp.
[links()]
... Ba là, xác định nội dung giải quyết các vấn đề về biển và vùng đặc quyền kinh tế trên biển phù hợp.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng gần gũi. Từ lâu hai nước đã có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, có chung đường biên giới trên đất liền và trên biển. Tuyến biên giới trên biển giữa các nước đã được xác định rõ chủ quyền hải đảo và thềm lục địa theo Hiệp ước Hiến chương Liên hợp quốc năm 1982, phân định đường biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tuy nhiên, trên vùng biển, hải đảo vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp vì những lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh khác nhau giữa các quốc gia trong khu vực. Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục đàm phán với các nước láng giềng có liên quan để giải quyết và tìm ra những giải pháp gìn giữ hòa bình, ổn định ở khu vực.
Trên cơ sở các hiệp định về luật biển đã ký kết với các nước ASEAN và Trung Quốc, các đơn vị cần chủ động phối hợp với các lực lượng Cảnh sát biển, Hải giám, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biển, hải đảo; tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xâm phạm của phía Trung Quốc. Thông qua cơ chế phối hợp đã thỏa thuận và công tác đối ngoại phát hiện giải quyết những vấn đề nảy sinh, không để xảy ra xung đột vũ trang trên biển làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng trên vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bốn là, xây dựng, củng cố mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề về vùng biển với các nước.
Ngày nay, quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các nước liên tục được mở rộng, phát triển đa phương, đa dạng, trên nhiều lĩnh vực. Lợi ích quốc gia thường đan xen trong các quan hệ đó. Vì vậy, Việt Nam cần tranh thủ mọi quan hệ, mọi thời cơ, điều kiện thuận lợi để xúc tiến và thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển cũng như phát huy yếu tố tương đồng, nhu cầu về sự ổn định phát triển của mỗi nước để thương lượng, thỏa thuận dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tập trung thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang. Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành trong công tác đối ngoại. Tăng cường trao đổi, hiệp đồng với các lực lượng quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh trên các vùng biển, đảo và chính quyền địa phương trên cơ sở các hiệp định, hiệp nghị, quy chế, thỏa thuận đã được ký kết giữa hai bên để tuyên truyền phát triển quan hệ hữu nghị, chủ động gặp gỡ giải quyết các vấn đề phức tạp đã xảy ra, không để căng thẳng kéo dài, gây xung đột.
Trên biển Đông hiện tại và tương lai còn nhiều thách thức khó lường, đòi hỏi mỗi người dân phải vượt qua và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại tá, PGS, TSKHQS. TRẦN NAM CHUÂN
(Viện Chiến lược Quốc phòng - Bộ Quốc phòng)
TS (Theo Tạp chí Cộng sản)