(LĐ online) - Ngày 28/2, ông Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia, đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp - Phó Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia kết luận Hội nghị |
Báo cáo tình hình triển khai và giải ngân vốn đầu tư công thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2022 và 2023, do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, trình bày, cho biết: Tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 11/17 nội dung trong danh mục ban hành các cơ chế, chính sách quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Giá trị giải ngân các Chương trình mục tiêu Quốc gia đến nay là 330.718 triệu đồng, đạt 81% kế hoạch; trong đó, ngân sách Trung ương 180.631 triệu đồng, đạt 74,7% kế hoạch; ngân sách địa phương 150.087 triệu đồng, đạt 90,1% kế hoạch.
Trong đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giải ngân 255.739 triệu đồng, đạt 91% kế hoạch; Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giải ngân là 74.519 triệu đồng, đạt 59,1% kế hoạch; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giải ngân là 460 triệu đồng, đạt 43% kế hoạch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S - Phó Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị |
Có 4 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân cao, bao gồm: Cát Tiên (95%), Đà Lạt (96%), Đạ Huoai (96%), Đức Trọng (90%); các đơn vị tỷ lệ giải ngân còn thấp (dưới 60%), bao gồm: Bảo Lâm; các sở: Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các sở ngành và địa phương nêu lý do giải ngân chậm vì chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia; vướng mắc nhiều ở việc triển khai vốn sự nghiệp, một phần là do giao vốn chậm và có nhiều nội dung chưa triển khai được…
Lãnh đạo các cơ quan chủ trì các Chương trình mục tiêu Quốc gia giải đáp vướng mắc và nêu giải pháp |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chỉ ra nút thắt cần tháo gỡ, là có lúng túng ở các ngành và địa phương. Các sở ngành chưa có hướng dẫn cụ thể, khi địa phương vướng, chưa cử cán bộ xuống hướng dẫn; các địa phương chưa phân công cơ quan chủ trì, chuyên trách…; vốn phân bổ chậm; báo cáo chung lên Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S yêu cầu: Số lượng dự án đầu tư, các hướng dẫn từ các Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông… phải hoàn thành trong tháng 3.
Lãnh đạo các sở, ngành phát biểu ý kiến |
Các sở, ngành, địa phương bám sát nội dung công việc và phân bổ nguồn lực, giao cho các cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm và cán bộ theo dõi công tác dân tộc; kiểm tra tiến độ hàng tháng, hàng quý và thực hiện chế độ báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư; đối với công trình giảm nghèo giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện xã hội hoá chung…
Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp, cho biết: Các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2022 thực sự bắt đầu thực hiện tháng 7/2022, có nhiều văn bản chồng chéo, thủ tục rườm rà, nội dung các chương trình lớn nhưng nguồn lực hạn chế… Tuy nhiên, Lâm Đồng là nhóm có tỷ lệ giải ngân cao trong cả nước vào cuối năm 2022…
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
Ông Võ Ngọc Hiệp yêu cầu: Rà soát và quyết tâm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng; bổ sung, điều chỉnh các vấn đề chưa hợp lý; chia việc cho huyện để địa phương có sự chủ động; phải hoàn thành tất cả các thủ tục trước 30/5/2023 để kịp trình HĐND tỉnh vào kỳ họp giữa năm 2023…
Các sở ngành phải khẩn trương tham mưu về đơn vị thực hiện thiết kế mẫu, quy trình bảo hành, quay vòng vốn… Những vấn đề sở không giải quyết được phải báo cáo lên UBND tỉnh để nghiên cứu, xử lý...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin