Nghị định số 98/2014/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành với nội dung Quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Sau 10 năm triển khai, thực tiễn tại Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, bên cạnh đó là các yếu tố cần quan tâm giải quyết để thúc đẩy sự phát triển.
Bài 1: Khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng
Tổ chức Đảng, đoàn thể có vị trí, vai trò rất quan trọng trong các loại hình doanh nghiệp, không chỉ bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bộ Nội vụ làm việc tại Lâm Đồng về thực hiện Nghị định 98 |
Doanh nghiệp có từ 3 người lao động là đảng viên trở lên đủ điều kiện thành lập tổ chức Đảng theo quy định tại Nghị định 98/2014 của Chính phủ về việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cấp ủy Đảng cơ sở cấp trên tại nơi doanh nghiệp họat động sẽ rà soát đối với những đảng viên trên, nếu có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trở lên, và đang sinh họat Đảng tại nơi khác thì sẽ được chuyển sinh hoạt về, cùng phối hợp xây dựng tổ chức Đảng tại doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có 1 hoặc 2 đảng viên đủ điều kiện, Đảng ủy cấp trên sẽ chuyển những đảng viên này về sinh họat và phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Đảng tại đơn vị…
Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương, đặc biệt việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 3/06/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tỉnh uỷ Lâm Đồng đã ban hành Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 24/10/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về kinh tế tư nhân và đề ra mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân cả về số lượng, quy mô và nâng cao chất lượng hiệu quả, năng lực cạnh tranh, phát triển lành mạnh, bền vững; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh góp phần đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững; đồng thời, giao các đảng đoàn, ban cán sự Đảng, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch số 8861, ngày 30/12/2017 thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 3/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 24/10/2017 của Tỉnh ủy. Trên cơ sở đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với cấp ủy các tổ chức Đảng xây dựng kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức triển khai, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị quyết số 10-NQ/TW, Nghị quyết số 98/NQ-CP và Chương trình hành động số 47-CTr/TU của Tỉnh uỷ trong từng đơn vị, địa phương nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý và toàn thể Nhân dân về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, tỉnh đã chú trọng tuyên truyền về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc thành lập các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội đến các chủ doanh nghiệp, thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp hoặc tuyên truyền gián tiếp và việc biên soạn các tài liệu giới thiệu về tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, thông tin truyền thông về các hoạt động, phong trào của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, doanh nghiệp. Hàng tháng, UBND tỉnh đã tổ chức các buổi đối thoại, gặp gỡ giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp (mời chủ doanh nghiệp, các sở, ban, ngành, địa phương tham dự) để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, người lao động; từ đó chỉ đạo, giải quyết hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, hàng năm UBND tỉnh quan tâm tổ chức Hội nghị đối thoại và tôn vinh khen thưởng doanh nhân nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt thuộc Khối để quán triệt, phổ biến cho các cấp ủy cơ sở để nghiên cứu và triển khai thực hiện; Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh thường xuyên tổ chức quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động, công đoàn, Bảo hiểm xã hội… đến các cấp công đoàn, người lao động và cả chủ doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức, phương tiện, trong đó chú trọng về các quy định về việc thành lập và hoạt động của Đảng và Công đoàn Việt Nam. Ban Chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên của Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành quy chế, kế hoạch hoạt động, phân công rõ trách nhiệm từng thành viên, xác định rõ đối tượng doanh nghiệp, địa bàn trọng điểm để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, trong đó có nội dung về thành lập tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế...
Tính đến tháng 9/2024, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh có 53 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trực thuộc (10 đảng bộ cơ sở, 43 chi bộ cơ sở), với 1.444 đảng viên, sinh hoạt Đảng trong các loại hình cơ quan, doanh nghiệp. Từ năm 2014 đến tháng 9/2024, các cấp, các ngành đã xem xét, quyết định thành lập 17 TCCSĐ trong các loại hình doanh nghiệp, gồm: 5 tổ chức Đảng trong doanh nghiệp nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, 12 TCCSĐ trong doanh nghiệp tư nhân.
Song song với việc thành lập tổ chức Đảng, các cấp, các ngành cũng thường xuyên quan tâm phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh chỉ đạo cấp ủy cơ sở, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh trực thuộc và chủ doanh nghiệp tạo điều kiện để thành lập các tổ chức chính trị - xã hội theo đúng quy định. Kết quả: Từ năm 2014 đến năm 2024 đã thành lập 292 tổ chức Công đoàn cơ sở với 17.445 đoàn viên; 48 tổ chức Đoàn Thanh niên với 1.239 đoàn viên. Hiện nay, toàn tỉnh có 430 tổ chức Công đoàn với 29.547 đoàn viên; 28 tổ chức Đoàn Thanh niên với 830 đoàn viên; giảm 20 tổ chức đoàn so với trước đây.
(CÒN NỮA)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin