(LĐ online) - Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Quang cảnh kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV |
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và đã có 56 lượt ý kiến phát biểu. Về cơ bản, các ý kiến phát biểu đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục bất cập của luật hiện hành; phát triển công nghiệp hóa chất, từng bước đáp ứng nhu cầu tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Đối với từng nhóm chính sách và các điều khoản cụ thể trong dự án luật, các ĐBQH cũng đã quan tâm đóng góp nhiều ý kiến.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, những ý kiến của các ĐBQH đều rất tâm huyết, trách nhiệm cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện dự án Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại hội trường và các ý kiến thảo luận tại tổ để tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Đại biểu Nguyển Tạo - Đoàn ĐBQH Lâm Đồng tham gia góp ý Dự án Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp |
Tham gia thảo luận tại tổ đối với Dự án Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Tạo - Đoàn Lâm Đồng bày tỏ quan điểm thống nhất cao với tờ trình của Chính phủ, thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về vốn nhà nước, bảo đảm thống nhất chung trong hệ thống pháp luật, giải quyết hậu quả tồn đọng, bất cập trong thời gian qua, phù hợp với thực tiễn. Tiếp tục cải cách hành chính trong hoạt động quản lý, đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đơn cử như tại EVN đã sử dụng nguồn vốn hiệu quả, địa phương chúng tôi đã đầu tư các công trình thủy điện mang lại hiệu quả cao, chỉ số điện đi vào cạnh tranh thực sự.
Đại biểu tán thành cao về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật lần nà. Tuy nhiên, về đối tượng áp dụng quy định Nhà nước nắm trên 50%, khoản 3 cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được Nhà nước giao nhiệm vụ nếu dưới 50% thì cần quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn, hạn chế thấp nhất khoảng trống pháp lý, bảo đảm nguyên tắc xuyên suốt ở đâu có vốn nhà nước thì có sự quản lý nhà nước.
Đại biểu Nguyển Tạo - Đoàn ĐBQH Lâm Đồng tham gia góp ý, thảo luận tại tổ |
Đại biểu Nguyễn Tạo đóng góp về nguyên tắc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đại biểu cho rằng các nguyên tắc chưa phản ánh hết thực tiễn và yêu cầu của quá trình quản lý vốn nhà nước. Đề nghị bổ sung các nguyên tắc như minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả sử dụng nguồn vốn để đảm bảo quản lý tốt hơn; bổ sung thêm quy định yêu cầu tuân thủ cả các cam kết quốc tế và điều ước mà Việt Nam là thành viên để bảo đảm tính hội nhập quốc tế...
Về hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quy định này cần chi tiết hóa thêm về các hành vi vi phạm cụ thể để làm rõ ràng hơn về những trường hợp nào là không đúng thẩm quyền hoặc trình tự. Đề xuất bổ sung các quy định mô tả cụ thể các trường hợp vi phạm về thẩm quyền và trình tự đầu tư vốn; bổ sung quy định các hành vi cụ thể về việc lạm quyền hoặc bỏ qua trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn; quy định về mức độ nghiêm trọng của việc tiết lộ thông tin và hình phạt cụ thể; quy định về chủ sở hữu vốn khi được đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm gây ảnh hưởng đến tài sản của nhà nước hoặc doanh nghiệp.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin