Hàng nghìn đời nay, cứ mỗi độ xuân về tết đến trên đất Việt, vào dịp mùa xuân, đồng bào và nhân dân các dân tộc ở trong nước ta đều tổ chức đón mừng nhiều lễ hội và tết, đây là một phong tục và là nét văn hóa truyền thống lâu đời của tổ tiên Việt chúng ta.
Hưởng ứng tết trồng cây. |
Chẳng hạn như đồng bào người Kinh có Tết Nguyên đán cổ truyền, đồng bào các dân tộc miền Tây Bắc có các lễ hội cúng kiến tổ tiên, tạ ơn thần linh, dâng lễ vật cho trời đất, đồng bào miền Trung du Bắc Bộ mở hội Lim, hát quan họ, đi viếng chùa Hương… Đồng bào miền Trung Bộ và Nam Bộ đón tết năm mới bằng mùa màng thu hoạch đã hoàn tất, đương nhiên tất cả các gia đình đều chuẩn bị mọi thứ cần thiết để đón xuân mừng tết. Tất cả các gia đình đều làm bánh bằng gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn… tạo thành hình vuông, hình tròn dài (bánh chưng, bánh tét), bánh ngọt và hoa quả để dâng lên cúng giao thừa đón tổ tiên, ông bà… về dự tết. Và mọi nhà thắp nến, thắp hương để tiễn đưa thần cũ đi và rước thần linh mới đến để làm phúc cho mọi nhà. Và, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có tổ chức lễ hội mừng cơm mới, mừng lúa mới… khẩn cầu tạ ơn thần linh khi mùa màng thu hoạch đã xong, cuộc sống no đủ.
Đó chẳng những là phong tục tập quán của mùa xuân về tết đến, là nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc và nhân dân ta mà còn là tết cổ truyền mang bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc Việt Nam.
Thế nhưng, mỗi khi tết đến xuân về các nhà văn, nhà thơ… thời hiện đại đều viết và mô tả về bức tranh xuân Tết Nguyên đán cổ truyền lâu đời hàng ngàn năm của dân tộc ta vẫn chưa bao giờ hết thì vào trên giữa thế kỷ hai mươi trước (1/1/1960), nhà danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp và sáng tạo một cái “tết” trở thành phong tục rất độc đáo và hiện đại, có một không hai - một tập tục vô cùng phong phú và mang nhiều ý nghĩa, đó là “Tết trồng cây”.
Tết trồng cây được Bác Hồ sáng tạo mới ra nó mà trước đó chưa có ai nghĩ đến. Tết trồng cây vào mùa xuân đã trở thành một phong trào văn hóa rộng rãi trong quần chúng nhân dân vào dịp mùa xuân về. Bác đã mở cuộc vận động thời gian nhàn rỗi trong quần chúng nhân dân vào những ngày vui xuân đón tết, kêu gọi toàn dân nên dành một khoảng thời gian một tiếng hoặc hai tiếng đồng hồ hay một buổi đi trồng cây thì vài năm sau nước ta sẽ có bức tranh đẹp, phong cảnh hữu tình, môi trường sinh thái trong xanh, mát mẻ.
Có thể nói, từ hàng ngàn năm, ông cha ta đều chỉ dạy con rồng cháu tiên về cách trồng lúa, thóc gạo trên cạn cũng như trồng lúa nước (văn minh lúa nước) để nuôi sống muôn dân, để dựng nước, mở rộng giang sơn bờ cõi non sông gấm vóc đất Việt. Ít có sách báo, tàng thư nào lưu trữ viết lại hoặc ghi lại “Thập niên chi kế dĩ nhân thụ mộc” (vì lợi ích mười năm trồng cây), nhưng vào thiên niên kỷ công nghiệp hiện đại như ngày nay, việc trồng cây vào tết đầu năm được Bác Hồ sáng tạo ra cho toàn thể cộng đồng dân tộc ta là một công trình vừa có lợi ích cho dân cho nước và là một quá trình kiến tạo cái tết trồng cây mang nhiều ý nghĩa. Việc trồng cây rất ít tốn kém, tiền bạc của nhân dân. Công sức trồng cây của nhân dân sẽ được hưởng lợi ích xứng đáng và cả đất nước ta sẽ có cả một rừng cây xinh đẹp.
Từ ngày phát động tết trồng cây, trong bài viết về phong trào tết trồng cây của Bác Hồ (ngày 28/11/1959), trong đó Bác Hồ phân tích một cách rất thấu đáo, ý nghĩa to lớn, cùng lợi ích thiết thực trong phong trào trồng cây của quần chúng nhân dân, đồng thời Bác đề nghị hàng năm Đảng và Chính phủ nên tổ chức một ngày tết trồng cây. Theo đề nghị của Bác: “Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều… Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân… Và đầu xuân năm ấy, Bác Hồ có thơ xuân chúc tết về tết trồng cây: “Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày thêm xuân”.