LTS: Hiện cả nước và tỉnh Lâm Đồng đang náo nức tiến tới cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trước sự kiện chính trị trọng đại này, Báo Lâm Đồng đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Huỳnh Phong Tranh – UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 của tỉnh Lâm Đồng.
LTS: Hiện cả nước và tỉnh Lâm Đồng đang náo nức tiến tới cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trước sự kiện chính trị trọng đại này, Báo Lâm Đồng đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Huỳnh Phong Tranh – UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 của tỉnh Lâm Đồng.
Bí thư Tỉnh Ủy Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Đ/c Bí thư Tỉnh ủy: Ngay sau Hội nghị triển khai do Trung ương tổ chức, Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, đã thành lập Ban Chỉ đạo bầu cử, Ủy ban bầu cử của tỉnh và phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng thành viên Ban Chỉ đạo và Ủy ban Bầu cử. Ngày 22 tháng 02/2011 vừa qua, Ban Chỉ đạo Bầu cử, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã họp, thống nhất giới thiệu cán bộ chủ chốt của tỉnh ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và làm Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Lâm Đồng; thông qua dự kiến phân bổ số lượng và cơ cấu, thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh để chuẩn bị cho Hội nghị hiệp thương lần thứ I tổ chức vào ngày 24/02/2011. Nhìn chung, Lâm Đồng đang triển khai các công việc theo đúng quy định của Trung ương và kế hoạch của địa phương.
PV: Mục tiêu chính cần đạt được của cuộc bầu cử lần này tại địa phương là gì thưa đ/c Bí thư?
Đ/c Bí thư Tỉnh ủy: Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Lâm Đồng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ bầu 7 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu do Trung ương giới thiệu, 4 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương (2 đại biểu theo cơ cấu định hướng là cán bộ chủ chốt tỉnh và đại biểu chuyên trách; 2 đại biểu thuộc các lĩnh vực khác).
Về đại biểu HĐND tỉnh, theo quy định của Luật bầu cử đại biểu HĐND và Quyết định 215/QĐ-TTg ngày 16/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đồng thời trên cơ sở tổng dân số của tỉnh, Lâm Đồng được bầu tổng số là 73 đại biểu HĐND tỉnh.
Đối với cấp huyện và cấp xã, số lượng cũng được xác định trên cơ sở quy định nêu trên và tổng số dân của từng thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn.
Mục tiêu quan trọng cần đạt được của cuộc bầu cử lần này là: Bầu được đủ số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIII và số lượng đại biểu HĐND các cấp theo quy định, đảm bảo thực sự là những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; có cơ cấu hợp lý về số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đại biểu là người dân tộc thiểu số, các tôn giáo, đại biểu nữ, trẻ tuổi, đại biểu là nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân và doanh nhân tiêu biểu. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử tại địa phương; ngăn chặn có hiệu quả mọi luận điệu xuyên tạc và âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch.
PV: Như vậy trước nhiệm vụ trọng đại này, Đảng bộ và chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng cần thực hiện tốt những công việc gì?
Đ/c Bí thư Tỉnh ủy: Để cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu HĐND các cấp đạt kết quả cao, cần tập trung thực hiện tốt một số công việc sau:
Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016, các quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, quyền và nghĩa vụ của mọi công dân…; qua đó nâng cao nhận thức, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc lựa chọn, giới thiệu, ứng cử và bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, đảm bảo mọi cử tri tích cực và chủ động tham gia bầu cử đúng pháp luật.
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, toàn diện của Đảng trong công tác bầu cử; chú trọng về tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn để có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Đảm bảo công tác hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 đúng quy trình, kế hoạch của Uỷ ban bầu cử tỉnh; bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho mọi công dân thực hiện quyền ứng cử và bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo và những kiến nghị của cử tri có liên quan đến công tác bầu cử và việc kê khai tài sản của các đại biểu được giới thiệu ứng cử theo đúng quy định của pháp luật.
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau ngày bầu cử 22.5.2011, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cuộc bầu cử; kiên quyết và kịp thời đấu tranh ngăn chặn, chống mọi luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối trật tự. Đảm bảo các điều kiện cần thiết về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc bầu cử.
Song song với việc lãnh đạo công tác bầu cử, chú trọng phân công rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên khác, nhất là tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02- NQ/TU ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2011.
PV: Xin cảm ơn Bí thư Tỉnh ủy và tin chắc cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, HĐND các cấp trong thời gian tới sẽ thành công tốt đẹp!
NGUYỄN THANH thực hiện