Phải phát huy tốt vai trò hệ thống chính trị để ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm luật BV&PTR

11:03, 20/03/2011

Trong các ngày 15 và 16/3/2011, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã cùng lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, các ban, ngành liên quan đi kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu HĐND các cấp tại các huyện Bảo Lâm, ĐạTẻh.

Trong các ngày 15 và 16/3/2011, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã cùng lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, các ban, ngành liên quan đi kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu HĐND các cấp tại các huyện Bảo Lâm, ĐạTẻh.

Cao su trồng sang năm thứ 4 của C.ty Đạ Tẻh đang phát triển tốt.
Cao su trồng sang năm thứ 4 của C.ty Đạ Tẻh đang phát triển tốt.
Tại huyện Bảo Lâm, đoàn kiểm tra đã đi thực tế tại hiện trường đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thôn 6 xã Lộc Tân phá trên 10 ha rừng tại tiểu khu 454 của Công ty TNHH Hà Phong, hiện trường tiểu khu 614 xã Lộc Ngãi (tuyến đường ĐT 725 giáp ranh với huyện Di Linh) đang xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng của Công ty TNHH Hà Phong, Công ty TNHH Khang Thịnh. Ở đây đoàn chứng kiến những hình thức phá rừng, chiếm đất trồng cà phê rất tinh vi như ken gốc cây, khoan lỗ đổ hóa chất làm chết gần 5 ha rừng thông tập trung…

Theo báo cáo của UBND huyện Bảo Lâm: Từ đầu năm đến nay, toàn huyện phát hiện 65 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (giảm 25 vụ so với cùng kỳ năm 2010)… Không riêng Bảo Lâm, huyện Đạ Tẻh cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Rừng Đạ Tẻh đang “nóng”. Trong 3 tháng đầu năm nay, toàn huyện phát hiện 28 vụ phá rừng trái phép với diện tích gần 12,9 ha (các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê rừng 4 vụ, Công ty Lâm nghiệp Đạ Tẻh 24 vụ); 4 vụ khai thác rừng trái phép với khối lượng lâm sản thiệt hại gần 15,5 m3; 7 vụ vận chuyển lâm sản với khối lượng trên 4 m3 gỗ; 2 vụ mua bán, cất giữ lâm sản trái phép với khối lượng trên 9,8 m3 gỗ. Đáng lưu ý là trong quý I, Công ty Lâm nghiệp Đạ Tẻh đã để xảy ra cháy 20,5 ha rừng trồng năm 2000 thuộc nguồn vốn ngân sách 661 với mức thiệt hại 90%...

Theo báo cáo của UBND huyện Đạ Tẻh, tính đến 10 – 3 – 2011, toàn huyện có 19 dự án/18 doanh nghiệp được giao, cho thuê đất lâm nghiệp hiện đang thực hiện dự án đầu tư, với diện tích  đã giao trên 7.000 ha. Trong đó có 17 dự án/16 doanh nghiệp đầu tư dự án QLBVR, trồng rừng, trồng cây cao su kết hợp chăn nuôi… Tại Đạ Tẻh, đòan kiểm tra đã đến thăm vườn cao su của Công ty cao su Đạ Tẻh. Công ty được giao khoán quản lý, bảo vệ trên 1.000 ha rừng nghèo kiệt và đã trồng trên 600 ha cao su (trong đó có 400 ha cao su sang năm thứ 2). Trao đổi với đoàn, kỹ sư Hà Văn Mẫn - Giám đốc Nông trường cao su I thuộc Công ty rất lạc quan trước tương lai của cây cao su trên đất Đạ Tẻh. Ngoài ra đòan cũng đã đến thăm thôn Đạ Nhar (xã Quốc Oai) là thôn định cư của đồng bào Châu Mạ.

Trước thực tế kiểm tra công tác QLBVR của hai huyện phía nam, sau khi nghe các địa phương báo cáo thực trạng, phân tích, giải trình nguyên nhân, biện pháp sắp tới và ý kiến của các ban, ngành của tỉnh, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có một số kết luận:

Cánh rừng thông bị khoan lỗ, đổ hóa chất và chết hàng loạt ở rừng thuộc chủ rừng công ty TNHH Hà Phong (Bảo Lâm) quản lý.
Cánh rừng thông bị khoan lỗ, đổ hóa chất và chết hàng loạt ở rừng thuộc chủ rừng công ty TNHH Hà Phong (Bảo Lâm) quản lý.
Trước hết, Bảo Lâm và Đạt Tẻh trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương; đồng thời quan tâm công tác QLBVR. Các huyện đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề, chỉ thị và xác định QLBVR là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Chú trọng công tác chỉ đạo các ngành chức năng, doanh nghiệp thực hiện Luật PT&BVR. Tăng cường xử lý các vụ vi phạm tài nguyên rừng… Tuy đạt một số kết quả song nhìn chung trên hai địa bàn còn bộc lộ một số mặt yếu kém: Công tác QLBVR ở một số xã vẫn bất cập, diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, có chiều hướng gia tăng. Hành vi phá rừng diễn ra tinh vi (như khoan lỗ đổ hóa chất ở Lộc Ngãi), táo bạo và cố ý thách thức pháp luật (Lộc Tân), phá rừng ngày càng “nóng” ở các xã Mỹ Đức, Quốc Oai, Đạ Pal và Triệu Hải (Đạ Tẻh)... Trước tình trạng này, một số ngành chức năng, hệ thống chính trị ở cơ sở và một số chủ rừng đã có dấu hiệu làm lơ, bao che, bảo kê, tiếp tay cho các đối tượng lấn chiếm, khai thác rừng trái phép.

Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLBVR là do ảnh hưởng chung trong chính sách thu hút đầu tư, cho phép quá nhiều doanh nghiệp nhận khóan QLBVR; mặt khác chưa chú trọng tuyên truyền cho nhân dân hiểu về lợi ích, hiệu quả của cơ chế chính sách thu hút đầu tư. Giá trị quyền sử dụng đất ngày càng cao, nhất là đất trồng cây công nghiệp. Ở một số vùng đồng bào DTTS số phát sinh nhu cầu đất sản xuất. Hệ thống giao thông mở rộng (ĐT 725) nhưng biện pháp kết phối hợp QLBVR giữa các xã, các huyện chưa tốt, thiếu kịp thời. Về mặt chủ quan, vai trò lãnh đạo huyện và các cơ quan chức năng trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác QLBVR chưa cao, chưa ngăn chặn kịp thời, thiếu đồng bộ, thiếu phối kết hợp. Một số chủ rừng buông lỏng công tác quản lý (Công ty TNHH Hà Phong – Bảo Lâm), thiếu thiện chí phối hợp với địa phương, triển khai dự án chậm. Đối với hệ thống chính trị cơ sở, một số nơi buông lỏng công tác quản lý; cá biệt có trường hợp thông đồng, tiếp tay để phá rừng. Các cơ quan chức năng như kiểm lâm, công an, huyện đội… còn lúng túng, hữu khuynh trong xử lý hoặc không kiên quyết, để kéo dài việc giải quyết đơn thư khiếu nại.

Thảm sát rừng ở thông 6 xã Lộc Tân (Bảo Lâm).
Thảm sát rừng ở thông 6 xã Lộc Tân (Bảo Lâm).
Nhằm ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm, lập lại trật tự kỷ cương trong thực hiện Luật BV&PTR, theo đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy: Các địa phương phải phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị các cấp. Đối với các vụ vi phạm phải có thái độ kiên quyết xử lý đúng pháp luật; ngăn chặn kịp thời; tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Với quan điểm đó, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến chỉ đạo: Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm và Đạ Tẻh tiếp tục củng cố, chấn chỉnh nâng cao hiệu lực của hệ thống chính trị cơ sở. Đẩy mạnh tuyên truyền Luật BV&PTR, cơ chế chính sách thu hút đầu tư trên lĩnh vực lâm nghiệp… sâu rộng trong nhân dân. Rà soát tình hình sử dụng đất sản xuất của đồng bào DTTT, nếu có nhu cầu chính đáng phải giải quyết kịp thời; quan tâm giao khoán QLBVR cho đồng bào sống gần rừng; hướng dẫn và hỗ trợ đồng bào DTTS trồng rừng, trồng cây công nghiệp; tuyên truyền và nâng cao tính tự chủ, xóa tư tưởng ỷ lại... Tập trung xác định các địa bàn trọng điểm, “nóng” về vi phạm lâm luật để tăng cường công tác QLBVR. Rà soát các dự án đầu tư để khích lệ các chủ đầu tư có thiện chí và nhắc nhở hoặc kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư không triển khai theo tiến độ; điều tra làm rõ và khởi tố những đối tượng lấn chiếm đất rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép; những chủ rừng buông lỏng QLBVR dẫn tới tài nguyên rừng bị xâm hại (rừng ở Công ty TNHH Hà Phong). Tập trung kiểm tra và kiên quyết xử lý các xưởng cưa, cơ sở chế biến lâm sản chưa thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành. Có phương án tích cực chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang rừng sản xuất một cách có hiệu quả và nhân rộng mô hình trên các địa bàn phù hợp. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã có đánh giá cao về sự tích cực, chủ động trong công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 ở Bảo Lâm và Đạ Tẻh. Đồng chí yêu cầu các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền Luật bầu cử tới nhân dân và tăng cường bám sát cơ sở, hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các bước phục vụ công tác bầu cử; tổ chức thành công công tác bầu cử đúng Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.

NGUYỄN THANH Lược ghi