Những vấn đề đặt ra trong việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

03:04, 23/04/2011

Thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có Công văn số 359-CV/TU yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền.

Thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có Công văn số 359-CV/TU yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền. Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện tốt một số nội dung sau:

Trước hết, cần triển khai thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Kết luận 83-KL/TW và các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng theo tinh thần của Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII “Đoàn kết, năng động, sáng tạo thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015”. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, làm cho mọi người, trước hết là cán bộ, đảng viên nhận thức đúng vai trò đặc biệt quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn cách mạng hiện nay là động lực to lớn để phát huy sức mạnh tổng hợp, trình độ, sự năng động sáng tạo, cống hiến quên mình của các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức phát động các phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo chuyên đề rộng khắp và toàn diện. Trong đó tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

Trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, quán triệt chủ trường đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, nội dung phong trào thi đua và công tác khen thưởng phải gắn kết với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả Cuộc vận động, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể chính trị vững mạnh. Phong trào thi đua phải gắn kết với các cuộc vận động lớn của các bộ, ngành, đoàn thể trung ương phát động, tạo khí thế thi đua sôi nổi, liên tục trong các cấp, các ngành và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đổi mới việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước đi đôi với chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt”. Mỗi cơ quan, đơn vị cần xây dựng và lựa chọn các mô hình tốt, sáng kiến, điển hình tiên tiến tiêu biểu để biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng, tạo sự lan tỏa rộng rãi. Đồng thời tổ chức tốt việc chia cụm, khối thi đua, đăng ký giao ước thi đua, nâng cao chất lượng hoạt động cụm, khối thi đua ở cơ sở; đặc biệt là sinh hoạt chuyên đề để giao lưu, trao đổi, thảo luận và học tập kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc đánh giá sức vươn lên của từng đơn vị, thu hút được nhiều người tham gia tạo thành phong trào thi đua ngày càng sôi nổi và rộng rãi.

Một việc cần chú trọng nữa là cần thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, tổ chức xét khen thưởng; tổ chức xét khen thưởng phải kịp thời, chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng thành tích, công khai, công bằng, dân chủ, đúng quy trình thủ tục, đảm bảo tôn vinh, khen thưởng được chính  xác, có tác dụng nêu gương, giáo dục và có sức lan tỏa. Chống mọi biểu hiện hình thức, bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng. Quản lý chặt chẽ việc khen thưởng trong sơ kết, tổng kết tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, cào bằng. Cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc đề nghị các hình thức khen thưởng.

BN