Tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam

04:10, 25/10/2011

Đó là ý kiến của hầu hết đại biểu tham dự Tọa đàm về chủ đề “Vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị theo quy định của Hiến pháp năm 1992”, vừa diễn ra tại TP Đà Lạt vào ngày 20/10, do Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức.

Đó là ý kiến của hầu hết đại biểu tham dự Tọa đàm về chủ đề “Vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị theo quy định của Hiến pháp năm 1992”, vừa diễn ra tại TP Đà Lạt vào ngày 20/10, do Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức.
 
Toàn cảnh tọa đàm về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận theo quy định trong Hiến pháp 1992
Toàn cảnh tọa đàm về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận theo quy định trong Hiến pháp 1992

Nhiều tham luận gửi đến tọa đàm nêu rõ, xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, MTTQ Việt Nam luôn có vai trò, vị trí quan trọng trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vai trò của Mặt trận không phải do Mặt trận tự khẳng định, mà là thực tiễn lịch sử và nhân dân thừa nhận, điều này thể hiện tính chính xác giá trị tư tưởng chính trị cũng như cơ sở pháp lý liên quan đến vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của MTTQ Việt Nam trong thực tiễn 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình vẫn còn một số khó khăn nhất định, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. Cụ thể, Hiến pháp quy định MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân nhưng hầu hết các tổ chức thành viên trong khối liên minh chính trị này vẫn chưa có luật về tổ chức và hoạt động; chưa được Nhà nước thể chế hóa các hoạt động giám sát của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân bằng các đạo luật về giám sát để làm cơ sở pháp lý trong triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp. Một số nơi chính quyền còn xem nhẹ chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận và các đoàn thể nên hoạt động phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung chưa cao, chưa thực sự hiệu quả…

Trên cơ sở thực tiễn, tập trung vào các nội dung quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, buổi tọa đàm cũng đã có nhiều kiến nghị đề xuất góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Trong đó, nổi bật như việc cần thể hiện đầy đủ hơn vai trò đại diện của Mặt trận đối với quyền lợi của nhân dân; đề nghị bổ sung hoàn chỉnh những văn bản, Hiến pháp, pháp luật bảo đảm cho Mặt trận có vai trò phản biện xã hội trong khuôn khổ pháp lý; và sau Hiến pháp, Quốc hội cần sớm nghiên cứu, xây dựng ban hành luật hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; cần bổ sung trong Hiến pháp và pháp luật về chức năng giám sát của Mặt trận đối với Đảng Cộng sản - một tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.

THỤY TRANG