Một số kết quả về đối ngoại năm 2011 - Cái nhìn từ nước Nga

03:02, 09/02/2012

(LĐ online) - Năm 2011 trong lịch sử quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Việt Nam cũng sẽ được lưu lại như một năm có dấu ấn sâu sắc...

* Dấu ấn sâu sắc quan hệ Nga - Việt
    
(LĐ online) - Trong xã hội Nga hình thành sự đồng thuận rộng rãi ủng hộ những định hướng cơ bản của đường lối đối ngoại đã được trình bày trong Quan điểm chính sách đối ngoại của Nga. Trước hết đó là tính thực tế, công khai và tiên lượng trước được của chính sách đối ngoại Nga, sự định hướng nhằm đảm bảo các quyền lợi dân tộc, tính chất cân đối, đa phương của Nga trên trường quốc tế, chú ý sử dụng tối đa những khả năng hiện có để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội và đảm bảo sự an bình cho công dân Nga.

Tổng thống Nga (phải) và Tổng thống Mỹ
Quan hệ với Mỹ vẫn là một trong số các hướng đối ngoại then chốt của Nga. Ảnh Internet

Chúng ta ngày càng thấy rõ hơn là thế giới đã chuyển sang thời kỳ của những cải cách sâu sắc. Những thay đổi này kéo theo sự rối ren ở cấp toàn cầu và khu vực. Tiếp tục thêm các hiện tượng khủng hoảng trong nền kinh tế thế giới. Trong hoàn cảnh này, nước Nga đã hành động vì lợi ích đảm bảo sự ổn định quốc tế, đẩy mạnh tìm kiếm cách giải quyết tập thể những vấn đề mà cộng đồng thế giới đang vấp phải.

Kết quả quan trọng đạt được trong năm vừa qua đó là tiến tới quá trình hội nhập trong không gian Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Vì vậy cần phải ghi nhận bước quan trọng đó là việc các quốc gia thành viên Cộng đồng ký kết Hiệp định về khu vực thương mại tự do, cũng như thỏa thuận giữa Nga, Kazakhstan và Belarus về việc từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 chuyển sang không gian kinh tế thống nhất

Không thể không nhắc đến việc Nga gia nhập WTO, điều này đã mở ra một giai đoạn mới về chất trong việc Nga hòa nhập vào hệ thống kinh tế thế giới và sẽ thúc đẩy một cách đáng kể công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế Nga, đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định.

Kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Nga – EU tháng 12 năm 2011 đã khẳng định  con đường duy nhất là củng cố quan hệ đối tác chiến lược của Nga – EU. Về lĩnh vực kinh tế thành công lớn nhất là đưa vào vận hành nhánh đường ống dẫn khí đầu tiên “Dòng Bắc”, đã mở ra trang mới trong hợp tác về năng lượng giữa Nga và các nước Liên minh châu Âu.

Quan hệ với Mỹ vẫn là một trong số các hướng đối ngoại then chốt của Nga. Năm 2011 được đánh dấu với việc Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược và Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình bắt đầu có hiệu lực. Đương nhiên có những vấn đề mà cụ thể là vấn đề về Hệ thống phòng thủ tên lửa hai nước không cùng quan điểm.

Sự bất ổn ngày càng tăng tại Trung Đông và Bắc Phi và qua đó sáng tỏ chân lý bất di bất dịch lý là các nguyên tắc pháp lý tối thượng và nguyên tắc củng cố dân chủ phải được tôn trọng không những ở cấp nội bộ quốc gia, mà còn trong các công việc quốc tế. Nga cương quyết phản đối mọi bạo lực đối với dân thường, và cũng cực lực phản đối sự can thiệp vũ trang của các thế lực bên ngoài nhằm ủng hộ một trong các bên trong các cuộc xung đột nội bộ.

Năm 2011 vị thế của Nga tiếp tục được củng cố tại khu vực Châu Á – Thái Bình dương. Quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ được phát triển. Nga phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt theo chiều sâu với Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN. Từ năm ngoái Nga bắt đầu tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.  Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2012 tại thành phố Vladivostok đương nhiên có nhiệm vụ củng cố và mở rộng quan hệ kinh tế cùng có lợi với các đối tác trong khu vực.

Năm 2011 trong lịch sử quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Việt Nam cũng sẽ được lưu lại như một năm có dấu ấn sâu sắc, bởi năm vừa qua là một năm rất quan trọng về phương diện triển khai trên thực tế những thỏa thuận mang tính đột phá mà hai bên đã đạt được ở cấp cao nhất.

Trong số các sự kiện chủ chốt diễn ra trong năm 2011 này xin được nhắc đến cuộc trò chuyện của hai vị đứng đầu nhà nước Nga - Việt bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 vừa rồi tại Honolulu, cũng như chuyến công tác sang Hà Nội (ngày 21/11) của Phó Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Nga I.I.Shuvalov để cùng với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Hoàng Trung Hải tiến hành cuộc gặp hai đồng Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Nga - Việt về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật. Tại đó, hai bên đã tổng kết những kết quả hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau và đề ra phạm vi và phương hướng cho công tác tiếp theo. Hai bên đã ký kết một gói văn kiện tầm cỡ, trong đó quan trọng nhất là Hiệp định liên chính phủ về việc nhà nước Nga cấp cho Việt Nam khoản tín dụng xuất khẩu để tài trợ dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Và ngày 2/12/2011 phương tiện xe máy kỹ thuật đã được đưa ra hiện trường của nhà máy điện hạt nhân tương lai và các chuyên gia Nga và Việt Nam đã triển khai công tác phối hợp thăm dò.

Cơ quan ngoại giao hai nước cũng duy trì quan hệ hợp tác có truyền thống gắn bó. Tại Hà Nội hồi tháng 4 đã diễn ra các cuộc tham vấn thường kỳ về các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự quốc tế và song phương, và cuối tháng 11, ở Matxcơva đã diễn ra vòng tiếp theo của tiến trình đối thoại chiến lược Nga - Việt.

Chúng ta đã đạt những kết quả nhất định cả trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2011 kim ngạch trao đổi thương mại Nga - Việt Nam đã đạt gần 2,34 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2010. Đương nhiên những tiềm năng hiện có vẫn chưa được sử dụng hết, và những khả năng của chúng ta cho phép đạt được những chỉ tiêu còn cao hơn nhiều.

Lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm Lục địa Việt Nam. Ảnh Internet
Lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Ảnh Internet

Quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi trong ngành dầu khí tiếp tục được duy trì. Hạng mục chính của lĩnh vực hợp tác này - Liên doanh Vietsovpetro, đơn vị vừa kỷ niệm hồi tháng 7 vừa qua 30 năm hoạt động tại thềm lục địa miền nam Việt Nam. Công ty liên doanh điều hành “Vietgazprom” với sự tham gia của Công ty cổ phần “Gazprom” đang tìm kiếm khí đốt tại thềm lục địa miền Trung Việt Nam. Một số công ty lớn khác của Nga cũng đã tham gia thị trường Việt Nam: trong số những đơn vị bắt đầu triển khai dự án dầu khí tại Việt Nam có Công ty cổ phần “Lukoil” (ở Vịnh Bắc bộ) và Công ty cổ phần TNK-BP (tại thềm lục địa miền Nam).

Công tác đào tạo cán bộ được chú ý đặc biệt. Trung tâm đào tạo chuyên gia năng lượng nguyên tử cho Việt Nam được khai trương vào tháng 8 năm 2010 tại thành phố Obninsk đang tăng cường hoạt động và dần dần trở thành nơi đào tạo cán bộ cho ngành năng lượng nguyên tử đang được xây dựng ở Việt Nam.

Một góc chợ người Việt tại Nga
Một góc chợ người Việt tại Nga. Ảnh Internet

Ở Việt Nam nhiều người biết đến thương hiệu sọc đen - vàng của "Beeline" thuộc về công ty liên doanh "Gtel-Mobile" với sự tham gia của Công ty cổ phần "Vympelcom",  hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Đó là lĩnh vực hợp tác mới đầy triển vọng ở lĩnh vực công nghệ cao. Chúng tôi dự kiến dành cho lĩnh vực hợp tác này sự quan tâm cao nhất.

Cũng cần nhắc đến dự án lắp ráp ô-tô KAMAZ ở Việt Nam, loại xe đã chứng tỏ được khả năng và chất lượng sau nhiều năm hoạt động. Dự án lắp ráp máy ủi do công ty "ChTZ-Uraltrak" sản xuất đang được triển khai mở rộng.

Tập đoàn công ty "GeoProMining" sản xuất dioxit titan ở miền nam Việt Nam đã thu được những kết quả đầu tiên rất khả quan. Công ty này cũng đang triển khai một dự án lớn xây dựng nhà máy luyện đồng ở miền Bắc đất nước.

Việc khắc họa quan hệ kính tế - thương mại giữa hai nước sẽ không đầy đủ nếu không nhắc đến Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga, đơn vị đang tích cực góp phần phát triển thương mại và triển khai các dự án song phương.

Trong sự phát triển quan hệ giữa các địa phương cũng có những khả năng rộng lớn. Tiềm năng khoa học và công nghiệp của các địa phương Nga, trước hết ở vùng Sibiri và Viễn Đông, rất cần đến ở Việt Nam. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Nga sẽ đảm nhận cương vị chủ tịch Diễn đàn APEC vào năm 2012.

Chúng ta ghi nhận những triển vọng tích cực trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay có khoảng 4 nghìn sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học của Nga. Năm học 2011 - 2012 ngân sách Liên bang Nga đã cấp 345 học bổng đào tạo tại các trường đại học ở Nga cho các công dân Việt Nam. Phía Nga cũng đã công bố quyết định tăng số lượng học bổng lên 575 suất cho năm học sau. Mối liên hệ, tiếp xúc giữa các trường đại học đự định trao đổi sinh viên và giáo viên tiếng Nga đi thực tập, phối hợp nghiên cứu khoa học, triển khai các dự án khoa học song phương, cũng đang tích cực được thực hiện.

Yu. Materiy
Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại Đà Nẵng