Giữa lúc cao trào kháng Nhật của nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào đang phát triển vô cùng mạnh mẽ thì một sự kiện quan trọng diễn ra: Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện vào ngày 14 - 8 - 1945. Lực lượng quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương mất tinh thần, hoang mang, rệu rã, các chính quyền tay sai của Nhật ở Việt Nam và ở Lào hoàn toàn bị tê liệt tạo cơ hội ngàn năm có một cho nhân dân Đông Dương vùng lên giành độc lập.
Giữa lúc cao trào kháng Nhật của nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào đang phát triển vô cùng mạnh mẽ thì một sự kiện quan trọng diễn ra: Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện vào ngày 14 - 8 - 1945. Lực lượng quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương mất tinh thần, hoang mang, rệu rã, các chính quyền tay sai của Nhật ở Việt Nam và ở Lào hoàn toàn bị tê liệt tạo cơ hội ngàn năm có một cho nhân dân Đông Dương vùng lên giành độc lập.
[links(right)]Trong thời điểm lịch sử đó, Hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 14 đến 15 tháng 8 năm 1945 tại tỉnh Tuyên Quang (Việt Nam) phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ở Việt Nam, cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra sôi động và kết thúc thắng lợi hoàn toàn trên cả nước trong vòng 15 ngày. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trịnh trọng tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã đập tan bộ máy thống trị đầu não của phát xít Nhật và thực dân Pháp ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Lào.
Tuy nhiên, ở Lào tình hình diễn biến rất phức tạp. Các lực lượng cách mạng yêu nước chủ yếu mới được xây dựng và phát triển ở một số thành phố, thị trấn dọc sông Mê Kông. Mặt khác, trong chính giới Lào cũng còn nhiều khuynh hướng khác nhau về con đường giành độc lập cho đất nước Lào. Trong khi đó, thực dân Pháp đã hiện diện trên đất Lào, đang ráo riết chuẩn bị lực lượng trở lại thay thế Nhật. Núp dưới danh nghĩa Đồng minh, thực dân Pháp còn cho người liên lạc với Hoàng thân Phếtxarạt để thương lượng cho thực dân Pháp được tiến vào Viêng Chăn.
Trong hoàn cảnh đó, Xứ ủy Ai Lao nhanh chóng lập Ban chỉ đạo khởi nghĩa Viêng Chăn và đề ra chủ trương phải hết sức khẩn trương võ trang cho Việt Kiều để có đủ sức mạnh đối phó với địch, rồi cùng toàn thể nhân dân Lào vùng dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và đánh đuổi quân Pháp nếu chúng trở lại. Ban chỉ đạo chủ trương phải tranh thủ cho được chính giới Lào, nhất là những người tiến bộ trong chính quyền, cảnh sát, bảo an… tuyên truyền cho họ thấy rõ không có con đường nào khác là phải đấu tranh võ trang giải phóng đất nước; xúc tiến vận động Hoàng thân Phếtxarạt cho phép Việt Kiều được tổ chức lại nhằm bảo vệ tính mạng tài sản của mình, đồng thời góp sức cùng nhân dân Lào đứng dậy giành độc lập, chống xâm lăng.
Ban chỉ đạo còn tập hợp Đoàn thanh niên Việt kiều cứu quốc làm lực lượng xung kích, tổ chức động viên các tầng lớp Việt kiều cùng với những người yêu nước Lào hăng hái tham gia các hoạt động cách mạng; tiến hành tiếp xúc với Ủy ban Lào pên Lào ở Viêng Chăn để thống nhất hành động. Ban chỉ đạo và chi bộ Đảng ở Viêng Chăn còn cử người vào lãnh đạo cuộc thắng lợi đấu tranh của hơn 500 công nhân xưởng dệt Kappha đòi Nhật giao nhà máy cho Lào và trả nợ lương cho công nhân.
(còn nữa)