Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam (tiếp theo)

04:08, 21/08/2012

... Trên chiến trường chính, từ đầu tháng 12/1953, trước sức tiến công của bộ đội chủ lực Việt Nam, quân Pháp phải bỏ Lai Châu, rút về cố thủ ở Điện Biên Phủ và tăng cường lực lượng, biến nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương.

... Trên chiến trường chính, từ đầu tháng 12/1953, trước sức tiến công của bộ đội chủ lực Việt Nam, quân Pháp phải bỏ Lai Châu, rút về cố thủ ở Điện Biên Phủ và tăng cường lực lượng, biến nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương.

Cuối năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm giải phóng hoàn toàn vùng Tây Bắc Việt Nam, tạo điều kiện cho quân và dân Lào giải phóng vùng cực Bắc Lào. Do địch ngày càng tăng cường lực lượng phòng thủ Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định thay đổi phương châm, từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Từ cuối tháng 1/1954, quân đội Việt Nam gồm một đại đoàn, một trung đoàn và quân tình nguyện ở Thượng Lào phối hợp với đại đội Chămpaxắc, đại đội địa phương tỉnh Luổng Phạbang và bốn trung đội bộ đội địa phương huyện của Lào tiến công phòng tuyến sông Nậm U, cắt đứt “con đường liên lạc chiến lược” của địch với Điên Biên Phủ. Thắng lợi của chiến dịch đã đẩy tập đoàn cứ điểm của địch vào thế hoàn toàn bị cô lập, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân Việt Nam thực hiện trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ.

Ngày 13/3/1954, quân và dân Việt Nam mở đầu cuộc tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường chính Việt Nam, quân và dân Lào liên tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc xuống Nam Lào để kiềm chế lực lượng địch, đồng thời ủng hộ Mặt trận Điện Biên Phủ 300 tấn gạo chiến lợi phẩm thu được sau chiến thắng Thượng Lào và 400 viên đạn pháo 105 ly thu được của địch ở Bạn Naphào.

Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu gian khổ, quyết liệt và anh dũng, ngày 7/5/1954 tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến công đó đã đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp được Mỹ viện trợ, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của bọn thực dân, đế quốc, góp phần thúc đẩy quá trình tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Đó là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và cũng là thắng lợi của khối đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, mà Việt Nam làm trụ cột trong sự nghiệp kháng chiến chống kẻ thù chung. Từ đây, cục diện chiến tranh Đông Dương chuyển sang thế có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tại Hội nghị Giơnevơ.

Ngày 8/5/1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương khai mạc tại Giơnevơ. Hội nghị có chín bên tham dự, gồm Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia. Các đại diện lực lượng kháng chiến Pathết Lào và Khơme Ítxarắc có mặt tại Giơnevơ nhưng không được mời tham gia hội nghị, vì đại biểu Pháp, Mỹ phản đối. Do đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đại diện cho lập trường, tiếng nói của Chính phủ Kháng chiến Lào và Campuchia.

Tại Hội nghị, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố lập trường có tính nguyên tắc của việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, phải thừa nhận lực lượng kháng chiến của Lào và Campuchia do chính phủ kháng chiến hai nước đó lãnh đạo; các lực lượng kháng chiến Lào, Campuchia phải có khu tập kết của mình… Cuộc đấu tranh giữa đại diện Việt Nam và đại diện Pháp về phân chia giới tuyến tạm thời, khu vực tập kết và địa vị chính trị của lực lượng kháng chiến Lào, Campuchia diễn ra gay gắt và kéo dài trong nhiều phiên họp. 

[links(left)]

(còn nữa)