Cần tự giác và trung thực

03:08, 26/08/2012

Là một công dân, đảng viên, sau khi được thông tin về Hội nghị cán bộ toàn quốc hướng dẫn việc tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng, điều tôi tâm huyết là đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này chỉ tập trung vào ba vấn đề cấp bách.

Là một công dân, đảng viên, sau khi được thông tin về Hội nghị cán bộ toàn quốc hướng dẫn việc tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng Ðảng, điều tôi tâm huyết là đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này chỉ tập trung vào ba vấn đề cấp bách.

 Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tự giác tự phê bình và phê bình nghiêm túc, chân thành, thẳng thắn, dân chủ, đoàn kết... để làm gương cho cấp dưới noi theo. Ðặc biệt, lần đầu tiên trong hoạt động của Ðảng ta, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ, cụ thể, chu đáo việc lấy ý kiến góp ý của các tổ chức đảng, của các đồng chí nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước đã tạo được không khí dân chủ đoàn kết, thống nhất trong Ðảng.

Qua kết quả quan trọng bước đầu kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, một lần nữa chứng minh rằng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nhìn thẳng vào sự thật nêu rõ sai lầm khuyết điểm và tìm cách khắc phục, sửa chữa. Ðồng thời, một lần nữa tiếp tục khẳng định tự phê bình và phê bình là một quy luật tồn tại và phát triển của Ðảng, là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng, là một trong những phương pháp xây dựng và sinh hoạt Ðảng, là vũ khí sắc bén để xây dựng Ðảng; nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên và tăng cường kỷ cương, kỷ luật, là biện pháp hữu hiệu để kịp thời phát hiện và sửa chữa những tồn tại, khuyết điểm, sai lầm, phát huy ưu điểm, giữ vững uy tín và vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tôi tha thiết mong muốn các tổ chức đảng và từng đảng viên của Ðảng dù ở bất cứ cương vị và vị trí công tác nào cũng sẽ tự giác, thành khẩn kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng. Khi đó Ðảng ta nhất định sẽ trong sạch, vững mạnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng sẽ được nâng lên. Còn nếu không như thế, thì tự phê bình và phê bình chỉ còn là hình thức, là nơi để tâng bốc nhau hoặc lợi dụng phê bình để nói xấu, thổi phồng khuyết điểm, hạ uy tín với động cơ không trong sáng thì khi đó nhất định Ðảng sẽ tự thoái hóa, biến chất.

TRẦN THÚY HẰNG (Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương)

Nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ lãnh đạo

Là người dân, đảng viên vùng nông thôn, biên giới, qua theo dõi báo đài về việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm gương trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 về kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cá nhân, tập thể công khai qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy đây là việc làm hết sức thuyết phục đối với toàn thể đảng viên, nhân dân cả nước. Vai trò của những đồng chí lãnh đạo cao nhất của Ðảng, đã được phát huy một cách mạnh mẽ. Nhân dân, cán bộ, đảng viên hiểu đây là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và có tính công khai, dân chủ nhằm xây dựng Ðảng ta ngày một trong sạch, vững mạnh. Ðiều mới nhất của việc thực hiện tự phê bình và phê bình và lần này theo tôi chính là việc người đứng đầu mà cụ thể là Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu để cấp dưới noi theo và làm thật sự nghiêm túc. Chúng tôi hết sức tâm huyết với phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhấn mạnh vai trò của việc tự phê bình và phê bình và cách thức tiến hành nghiêm túc, cầu thị. Ðiều đó thể hiện tính quyết đoán, xem việc xây dựng chỉnh đốn đảng là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, giúp cán bộ, đảng viên thấy được ý nghĩa cũng như tính dân chủ trong sinh hoạt đảng từ Trung ương đến địa phương, giúp công cuộc xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh và thành công như Bác Hồ mong muốn.

Về kiến nghị, mong muốn, với vai trò là người nông dân, là đảng viên, chúng tôi thiết nghĩ, việc tự phê bình và phê bình lần này là một cách làm hay, cầu thị, nhưng sau khi kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, người đảng viên và tập thể chi đảng bộ cần chỉ rõ ra đâu là ưu điểm cần phát huy; đâu là sai lầm cần khắc phục và lộ trình khắc phục khiếm khuyết, sai lầm đó. Thứ hai, việc tự phê bình  và phê bình lần   này cũng như đối với các cấp tiếp theo cần đặc biệt tránh hiện tượng nể nang, hữu khuynh, mới là xây dựng có tính đấu tranh, kiên định và hướng dẫn, giúp đỡ khắc phục nhằm giúp đồng chí đó tiến bộ hơn. Ðiều cuối cùng là từ nay, việc tự phê bình và phê bình trong Ðảng cần thực hiện thống nhất, thường xuyên, không chỉ theo đợt như thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 mà thôi. Nâng cao hơn nữa vai trò đầu tàu, gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo trong xây dựng, chỉnh đốn đảng từ Trung ương đến địa phương.

NGUYỄN THANH HÙNG Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Tân Châu, An Giang
 

Bài học tự phê bình và phê bình trước đây

Năm 2005, tôi được giao nhiệm vụ soạn thảo và biên tập cuốn Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh 75 năm xây dựng và trưởng thành. Trong quá trình soạn thảo, tôi được tiếp cận  hàng nghìn trang tài liệu hiện đang lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Ninh và Văn phòng Tỉnh ủy Hà Bắc, trong đó có những trang tài liệu gây xúc động và để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc, đó là một số bản kiểm điểm tự phê bình của các đồng chí cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh những năm hòa bình mới lập lại ở miền bắc nước ta, trong đợt chỉnh huấn theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Ðảng, khóa II.

Các bản tự kiểm điểm đều nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của những khuyết điểm và phương hướng khắc phục, sửa chữa. Tôi đặc biệt chú ý một số bản tự kiểm điểm đã thành thật nói rõ khuyết điểm của bản thân mà tổ chức Ðảng và cơ quan chưa biết như: Tư tưởng cầu an, hưởng lạc, ngại khó khăn, gian khổ,  kèn cựa địa vị, có trường hợp lập chứng từ, hóa đơn giả để tham ô công quỹ, chi tiêu không đúng chế độ, thậm chí dám bộc lộ khuyết điểm về quan hệ nam nữ bất chính...

Vào thời kỳ đó, những khuyết điểm này đều được coi là khuyết điểm nghiêm trọng, nhưng sở dĩ các đồng chí cán bộ, đảng viên dám công khai nhận những khuyết điểm của mình vì họ luôn luôn có lòng tự trọng, đề cao danh dự và tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên. Họ hiểu rằng nếu bản thân giấu giếm khuyết điểm, không tự nói ra thì tổ chức Ðảng cũng không thể biết, đồng chí, đồng nghiệp và quần chúng nhân dân cũng không biết, nhưng lương  tâm sẽ bị cắn rứt, cuộc sống sẽ không thanh thản và họ cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về tư cách đảng viên, về sự không trung thực đối với Ðảng. Trên thực tế, sự gương mẫu thành thật trong tự phê bình không những thể hiện tinh thần dũng cảm và bản lĩnh chính trị vững vàng của cán bộ lãnh đạo, quản lý, mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên và được quần chúng nhân dân yêu mến, kính phục.

Những ngày gần đây, thông qua các phương tiện truyền thông, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân được biết việc tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được chỉ đạo chặt chẽ, chuẩn bị công phu và bước đầu đạt kết quả đáng phấn khởi. Tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cá nhân các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đã nghiêm túc kiểm điểm, thấm nhuần tinh thần tự phê bình và phê bình, tự giác, chân thành, tự khép mình vào kỷ cương, kỷ luật của Ðảng, phê bình tập thể và cá nhân được tiến hành một cách nghiêm túc, chân tình nhưng thẳng thắn, không né tránh, trong không khí dân chủ, cởi mở, tin cậy lẫn nhau. Ðây là bài học sâu sắc về sự nêu gương của cơ quan lãnh đạo và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Ðảng, thể hiện quyết tâm chính trị của Ðảng ta trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI). Ðây cũng là bài học cụ thể, thiết thực đối với tập thể và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng này.

HỒNG MINH (Số nhà 105, phố Nguyễn Huy Tưởng, thành phố Bắc Ninh)