Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp tỉnh Lâm Đồng

04:11, 01/11/2012

LTS: Ngày 30/10/2012, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Quy định số 11-QĐ/TU về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp của tỉnh, số báo này Báo Lâm Đồng đăng toàn văn Quy định số 11-QĐ/TU

LTS: Ngày 30/10/2012, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Quy định số11-QĐ/TU về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp của tỉnh, số báo này Báo Lâm Đồng đăng toàn văn Quy định số 11-QĐ/TU

-    Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

-    Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, khóa IX;

-    Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trungương, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị "về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";

-    Căn cứ Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư Trung ươngvề trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạochủ chốt các cấp;

Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh như sau:

I.    NHỮNG NỘI DUNG NÊU GƯƠNG CẦN THỰC HIỆN

Mỗi cán bộ, đảng viên cần tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh, đặc biệt là các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, bên cạnh việc chỉ đạo địa phương, cơ quan, đơn vị mình thực hiện, đối với bản thân phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc.

1.   Về tư tưởng chính trị

-    Kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thường xuyên nghiên cứu, trau dồi nâng cao trình độ lý luận chính trị, đi đầu trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, giảm sút ý chí chiến đấu, tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

-    Gương mẫu trong thực hiện và tuyên truyền, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói, viết và làm theo đúng quan điểm của Đảng; không cung cấp, để lộ, làm mất hoặc tán phát những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước, những việc chưa đượcphép công bố ra ngoài phạm vi (nội dung, đối tượng) cho phép; không xúi giục, lôi kéo, ép buộc người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động người thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh chấp hành nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước; đặt lợi ích tập thể, nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; không chủ trì,tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái quy định; không chỉđạo tổ chức thực hiện sai, không đầy đủ hoặc không chỉ đạo, thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết, quy định, quyết định,quy chế, kết luận của Đảng, Nhà nước, của cấp trên và cấp mình.

2.    Về đạo đức, lối sống, tác phong

-    Thực hiện nghiêm Quy định 47-QĐ/TW, ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hànhTrung ương về những điều đảng viên không được làm và Hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện Quy định này. Không làm những việc mà pháp luật không cho phép hoặc làm những việc pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên; đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị.

-    Đi đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàngnhận, chịu trách nhiệm và quyết tâm sửa chữa, khắc phục khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nắm chắc tình hình nội bộ địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách; giaonhiệm vụ cụ thể cho cấp dưới, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện của cấp dưới, áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa,ngăn chặn những hành vi vi phạm, đặc biệt trong công tác phòng chốngtham nhũng. Tránh trường hợp biết mà không báo cáo hoặc báo cáo, phảnánh không chính xác, không đầy đủ về những vấn đề đang xảy ra tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình, dẫn đến tình trạng bóp méo sự thật, tài sản của Nhà nước bị thất thoát, uy tín của Đảng bị tổn hại, lòng tin của nhân dân đối với Đảngbị giảm sút... Người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo các địa phương, cơ quan,đơn vị phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không trốn tránh, đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm hoặc bao che, bảo kê, dung túng, tiếp tay cho cáchành vi sai trái của cấp dưới. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ tínhmạng, danh dự, quyền lợi của người chống tham nhũng và những người trong gia đình họ.

-    Nêu gương đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực; tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, trước hết trong tổ chức, cơ quan, đơn vị công tác và nơi cư trú.
 
-    Không nhận quà biếu (dưới mọi hình thức) với động cơ vụ lợi cá nhân; khôngđể người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi bất chính.

3.    Về tự phê bình và phê bình


-    Người đứng đầu phải là tấm gương mẫu mực tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo; có các hình thức dân chủ để quần chúng góp ý phê bình và phải nghiêm túc tiếp thu những ý kiến phê bình đúng đắn, không che giấu khuyết điểm của bản thân và cấp dưới, không áp đặt ý chí của cá nhân lên trên ý kiến của tập thể.

-    Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không nể nang, hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa.

-    Có tinh thần tự giác cao, tình thương yêu đồng chí; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; phê bình trên tinh thần xây dựng để cùng tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu.

-    Có thái độ cương quyết đấu tranh chống thói quen xu nịnh, bè phái, cục bộ; khiphê bình và tự phê bình phải nghiêm túc, tránh xuê xoa, làm lướt, làmqua loa, hình thức, chiếu lệ.

4.    Về quan hệ với nhân dân

-    Nêu cao ý thức tận tâm phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan,công tâm, tập trung giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe ý kiến đóng góp, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền để giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân, tránh tạo ra những "điểm nóng" không cần thiết.

-    Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú, gắn với việc thực hiện tốt Quy định 76-QĐ/TW, ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị về đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú; Quy định 535-QĐ/TU, ngày 5/5/1998 cua BanThường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang thuộc tỉnh đối với địa bàn dân cư nơi cư trú.

-    Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân; đấu tranh với quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân. Khi thực thi pháp luật phải bảo đảm quyền tự do, dân chủ, đặt lợi ích nhân dân lên trên hết, trước hết.


5.    Về trách nhiệm công tác

-    Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc, toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác; tạo điều kiện để cấp dưới có cơ hội học tập, nâng cao trình độ về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.

-    Làm tròn nhiệm vụ, chức trách được giao; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, thể hiện bằng những việc làm cụ thế, thiết thực, tạo lòng tin trong nhân dân, được nhân dân tin yêu và ủng hộ.

-    Hiểu và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình, công tâm; không lạm dụng chức vụ,quyền hạn khi giải quyết công việc, tránh sa vào chủ nghĩa cá nhân,chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp,chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác.

-    Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái, phe cánh và các biểu hiện cơ hội,thực dụng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm". Công khai, minh bạch trong công tác thu chi tài chính, quản lý nhà, đất, tài sản, các nguồn vốn của Đảng và Nhà nước; thực hiện tốt việc thẩm định, phê duyệt, đấu thầu các dự án; tuyệt đối không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi dưới mọi hình thức; triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, hoạt động cứu trợ, cứu nạn... Không tham ô hoặc làm thất thoát tiền, vật chất phục vụ các hoạt động trên.

-    Quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ của địaphương, cơ quan, đơn vị mình nhằm đảm bảo tính kế thừa và đáp ứng đượcyêu cầu công việc trong thời gian tới.

-    Có trách nhiệm giáo dục cán bộ dưới quyền trưởng thành về mọi mặt; quan tâmbồi dưỡng, giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm những cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực thực sự, nhất là cán bộ trẻ.

6.    Về ý thức tổ chức kỷ luật

-    Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật trong tổ chức, cơ quan, đơn vị; tránh tình trạng dân chủhình thức, "tập thể" là bình phong để hợp thức hóa ý kiến của lãnh đạo.

- Gương mẫu chấp hành chỉ thị, nghị quyết, quyết định, sự phân công, điều độngcủa tổ chức; không ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm khi đối mặt với những vấn đề nhạy cảm, tiêu cực; đi đầu thực hiện nền nếp, chế độ sinh hoạt Đảng, các nội quy, quy chế, quy định của tổ chức, cơ quan, đơn vị; thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.

7.    Về đoàn kết nội bộ

-    Chăm lo xây dựng và tăng cường đoàn kết nội bộ, thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ cấp dưới, kịp thời phát hiện, uốn nắn những hành vi tiêu cực, sai trái; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình; thực sự công tâm với cán bộ dưới quyền trong chỉ đạo, đánh giá thực hiện nhiệm vụ; chủ động hợp tác với đồng chí, đồng nghiệp để không ngừng tiến bộ.

-    Chân thành giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong công tác, cuộc sống, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của đồng chí, đồng nghiệp, cán bộ cấp dưới để kịp thời chia sẻ, động viên và giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn, thử thách; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng của đồng chí, đồng nghiệp, dám nói vì lẽ phải, sự thật, công bằng; không tranh công, đổ lỗi, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm cho người khác, gây bức xúc, mâu thuẫn, nghi kỵ lẫn nhau trong nội bộ địa phương, cơ quan, đơn vị.

-    Tích cực tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị -xã hội nơi công tác, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấucủa tổ chức đảng, đặc biệt nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu; kiên quyết đấu tranh chống các biểuhiện chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết trong nội bộ, trong nhân dân; giữvững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong hệ thống chính trị, tạo mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.

-    Làm tốt công tác vận động quần chúng, không gây hoài nghi, hoang mangtrong nhân dân; không gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc, các tôn giáo, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân; không kích động bạo lực hoặc chủ trươngsử dụng bạo lực để giải quyết các điểm nóng, xung đột tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

II.    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.    Các cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm cụ thể hóa nội dung Quy định này phù hợp với yêu cầu thực tế, chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của từng cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; đồng thời, tổ chức thựchiện nghiêm túc, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2.    Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ tỉnh đến cơ sởphải tự xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện theo cương vị công tác củamình và báo cáo với chi bộ, cấp ủy nơi công tác để được góp ý, giúp đỡ, giám sát, tạo điều kiện thực hiện. Cùng với công tác tự đánh giá, tự kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, xem đây là một trong những căn cứ để đánh giá phân loại cán bộ, đảng viên cuối năm.

3.    Hàng năm, các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành đánh giá, sơ kết việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu vào dịp kỷ niệm Ngày sinh nhật  Bác (19/5); phê phán, ngăn ngừa, cảnh báo, xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân không thực hiện nghiêm túc Quy định này.

4.    Để thực hiện Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp tỉnh Lâm Đồng thật sự đạt hiệuquả, là cẩm nang cần thực hiện đối với từng cán bộ, đảng viên, yêu cầu cấp ủy các địa phương, cơ quan, đơn vị phải thường xuyên theo dõi và tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định tại các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; qua đó, kịp thời có biện pháp uốn nắn những biểu hiện sai trái,tiêu cực, giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc tại địa phương, cơ quan,đơn vị.

5.    Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các ban của Tỉnh ủy theo dõi,đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này, định kỳ báo cáo Ban Thườngvụ, Thường trực Tỉnh ủy để tổng hợp báo cáo Trung ương.

Quy định này phổ biến đến chi bộ đảng để thực hiện.