Triển khai việc lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

03:01, 08/01/2013

(LĐ online) - Tham dự hội nghị tại đầu cầu tỉnh Lâm Đồng có các đồng chí Vũ Công Tiến – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa 13 đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Hoàng Thị Thu Hồng – UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh.

(LĐ online) - Sáng 8/12, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Đại diện lãnh đạo tỉnh tham dự hội nghị trực tuyến tại đầu cầu Lâm Đồng
Đại diện lãnh đạo tỉnh tham dự hội nghị trực tuyến tại đầu cầu Lâm Đồng


Tham dự hội nghị tại đầu cầu tỉnh Lâm Đồng có các đồng chí Vũ Công Tiến – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa 13 đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Hoàng Thị Thu Hồng – UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh.

Dự thảo Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi năm 2013 gồm có 11 chương, 124 điều. Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp nhân dân, cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, học viện, trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan thông tấn báo chí. Trên cơ sở tổ chức lấy ý kiến nhân dân được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai. Đảm bảo tiến độ, chất lượng, thiết thực và hiệu quả, thông qua các hình thức góp ý trực tiếp bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức, người đứng đầu hoặc thông qua việc thảo luận, góp ý tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các trang thông tin điện tử của Quốc hội và các phương tiện thông tin đại chúng, diễn ra từ ngày 2/1/2013 đến 31/3/2013.
Tại hội nghị, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Nguyễn Sinh Hùng, nhấn mạnh, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành. Vì thế cần phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thụy Trang