Hồ Chí Minh sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước pháp quyền của toàn thể dân tộc

04:08, 18/08/2013

Vào giữa thế kỷ XIX, đế quốc Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành một nước thuộc địa của chúng. Nhân dân Việt Nam mất hết quyền độc lập, tự do. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, với một ham muốn tột bậc "là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" đã dấn thân đi tìm một con đường giải phóng dân tộc phù hợp với nhu cầu tiến hóa của dân tộc và xu thế phát triển tiến bộ của nhân loại.

1. Thực hiện chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc dưới ánh sáng của học thuyết Hồ Chí Minh

Vào giữa thế kỷ XIX, đế quốc Pháp xâm lược, biến Việt Nam thành một nước thuộc địa của chúng. Nhân dân Việt Nam mất hết quyền độc lập, tự do. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, với một ham muốn tột bậc "là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" đã dấn thân đi tìm một con đường giải phóng dân tộc phù hợp với nhu cầu tiến hóa của dân tộc và xu thế phát triển tiến bộ của nhân loại. Người đã xây dựng được một hệ thống quan điểm cách mạng khoa học, sáng tạo, mang tầm vóc lịch sử một học thuyết cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc vì độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Tự do, độc lập là quyền thiêng liêng, "quyền trời cho của mỗi dân tộc... Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết tranh đấu cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực lượng gì chiến thắng được họ" (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, H.1995, Tập 5, Trang 7). Trong quá trình tìm tòi con đường giải phóng dân tộc vì độc lập, tự do, kiến lập một nhà nước pháp quyền thuộc về "dân chúng số nhiều". Bản Chánh cương vắn tắt của Đảng do Hội nghị thống nhất Đảng đầu xuân 1930 thông qua đã nêu rõ chủ trương sau khi đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập sẽ thành lập chính phủ Công nông binh...

Cuối tháng 1/1941, Hồ Chí Minh đã trở về nước trực tiếp lãnh đạo và tổ chức cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. Người đã triệu tập và chủ trì cuộc Hội nghị lần thứ Tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Pắc Bó, Cao Bằng (từ 10 đến 19/5/1941). Trước biến chuyển của tình hình mới, Ban Chấp Trung ương Đảng đã quyết định phải thay đổi chiến lược cách mạng, coi cách mạng ở Đông Dương lúc đó không phải là cuộc cách mạng phản đế và điền địa nữa mà là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhằm đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp, giành lại quyền độc lập, tự do. Nói đến vấn đề dân tộc là nói đến sự tự do độc lập của mỗi dân tộc. Các quốc gia dân tộc trên bán đảo Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn chọn lựa thể chế chính trị phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia dân tộc mình... Đối với quốc gia dân tộc Việt Nam, "sau lúc đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới... Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung của toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc, những bọn thù, không được giữ chính quyền, còn ai là người dân sống trên dải đất Việt Nam, hết thảy đều được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy" (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, NXB CTQG, H.2000, Trang 114).

Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc dân đại hội cử ra và lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ Tổ quốc.

Sự đổi mới về tư duy chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh được chính Người trực tiếp chỉ đạo đã đề ra chủ trương thực hiện chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc vì tự do, độc lập, lập nên Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam - Nhà nước của toàn dân tộc, do Quốc dân đại hội cử ra đã đáp ứng với nhu cầu phát triển khách quan của quốc gia dân tộc Việt Nam, với nguyện vọng bức thiết của mọi người Việt Nam yêu nước, phấn đấu theo chương trình của Việt Minh, chuẩn bị đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, không ỷ lại vào ai hết...

(Còn nữa)

TS (Theo Tạp chí Tuyên giáo Trung ương)