(LĐ online) - Đó là đánh giá của Đ/c Vương Đình Huệ - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban kinh tế Trung ương trong buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng chiều 22/8.
(LĐ online) - Đó là đánh giá của Đ/c Vương Đình Huệ - Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban kinh tế Trung ương trong buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng chiều 22/8.
Sự ngoạn mục này, theo Trưởng Ban kinh tế TW là bởi Lâm Đồng đã có những bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp công nghệ cao so với bình quân trung bình của cả nước, cũng như giá trị sản phẩm nông nghiệp trên một ha đạt được rất cao, đặc biệt có những loại rau hoa đạt trên 1 tỷ/ha. Lâm Đồng có những mô hình "rất lạ" như HTX Anh Đào, chỉ có 17 xã viên đóng góp vốn (đây thực chất giống như một công ty cổ phần), nhưng lợi nhuận mỗi năm đạt hàng trăm tỷ đồng. Mô hình này đáng để nhân rộng cho các địa phương các học tập và đồng thời cũng để Chính phủ phải nghiên cứu, xem xét lại cách phát triển mô hình HTX. Thêm nữa Lâm Đồng có nhiều mô hình liên kết rất tốt giữa doanh nghiệp và người nông dân (2 nhà) đáng để nhân rộng.
|
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Lâm Đồng đã có những bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp công nghệ cao so với bình quân trung bình của cả nước, cũng như giá trị sản phẩm nông nghiệp trên một ha đạt được rất cao. |
Sau khi nghe các đ/c trong Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng báo cáo về tiềm năng, thế mạnh của Lâm Đồng, đ/c Trưởng Ban kinh tế Trung ương cũng đã chỉ rõ những mặt hạn chế của Lâm Đồng. Đó là, Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung chưa có những chủ trương, chính sách để tạo ra liên kết vùng, sự liên kết giữa hai vùng cà phê lớn nhất Việt Nam (đã có thương hiệu) sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm hoàn thiện, qua đó nâng hơn nữa giá trị của cà phê Tây Nguyên. Sức huy động từ nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới vẫn còn rất thấp, trong 5.194 tỷ của tổng nguồn vốn huy động thì vốn nhân dân đóng góp mới chỉ được 260 tỷ đồng. Vấn đề này đã cho thấy rõ, việc kết hợp triển khai giữa các ngành chức năng của địa phương vẫn còn hạn chế và chưa thực sự có những kế hoạch linh động trong việc triển khai. Theo đó, Lâm Đồng cần phải có những chủ trương, chính sách để thúc đẩy vai trò chủ thể của người nông dân, những người làm chủ và nhân tố quan trọng trong ciệc xây dựng NTM. Ngoài ra, việc xây dựng NTM phải tạo được sự khác biệt, phù hợp với văn hóa vùng miền, tránh việc lấy khuôn mẫu để áp dụng cho tất cả các địa phương và tuyệt đối không rơi vào tình trạng "Râu ông nọ cắm cằm bà kia". Thêm vào đó, muốn thúc đẩy nhanh sự phát triển của mỗi địa phương thì phải coi trong vai trò của doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp nhỏ khi có thiện chí về đầu tư tại cơ sở.
Về vấn đề xây dựng Đề án cơ chế đặc thù đối với thành phố Đà Lạt, Đ/c Vương Đình Huệ cho rằng, địa phương cần phải xác định rõ và thuyết minh được vì sao lại có cơ chế đặc thù cho Đà Lạt thành thành phố đặc thù. Trong cơ chế bản đồ thì luôn diễn ra một cuộc chơi phẳng, có nghĩa phải tạo lập cho mình những gía trị riêng và chứng minh được lý do đó là riêng biệt. Hơn nữa, Đảng bộ và Chính quyền địa phương cần phải nêu ra được khả năng vượt trội, tạo ra được mục tiêu rõ ràng, đó là: Tăng trưởng hay lan tỏa. Thêm vào đó cần phải có cơ chế chính sách mở nhưng thực sự phù hợp, tìm ra những lợi thế để ưu tiên cũng như thể chế vượt trội về hành chính để thu hút.
Muốn thúc đẩy nhanh hai lợi thế lớn nhất của Lâm Đồng là Nông nghiệp công nghệ cao và Du lịch, thì địa phương cần phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại, có vai trò quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực mũi nhọn đặc thù.
Đ/c Trưởng Ban kinh tế Trung ương cũng cho biết: Mỗi một giai đoạn phát triển đều có chu kỳ lên xuống. Lâm Đồng muốn phát triển được Nông nghiệp công nghệ cao lên tầm cao mới sau quãng thời gian vượt trội, thì cần tạo ra những “cú hích”, đó là chú trọng vào việc thúc đẩy công nghệ sinh học.
|
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Tiến (đứng), phát biểu tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. |
|
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Tuấn Linh - Văn Báu