Ủy ban Pháp luật Quốc hội lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi

08:04, 03/04/2014

(LĐ online) - Sáng 2/4, tại thành phố Đà Lạt đã diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ 13 do Ủy ban Pháp luật Quốc hội chủ trì để thẩm tra dự án Luật Nhà ở.
 

(LĐ online) - Sáng 2/4, tại thành phố Đà Lạt đã diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ 13 do Ủy ban Pháp luật Quốc hội chủ trì để thẩm tra dự án Luật Nhà ở.
 
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời thắc mắc của các đại biểu
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Luật nhà ở hiện hành đã xuất hiện nhiều bất cập. Vì vậy, việc xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm khắc phục những vướng mắc của luật hiện hành.
 
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: Sau 8 năm triển khai thực hiện, Luật nhà ở hiện hành đã xuất hiện nhiều bất cập. Vì vậy, việc xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm khắc phục những vướng mắc của luật hiện hành. Bên cạnh đó, việc sửa đổi này còn để thể chế hóa chủ trương của Đảng nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 22, Điều 18, Điều 32 và Điều 59. So với Luật Nhà ở hiện hành có 9 Chương với 153 Điều thì dự thảo Luật này tăng thêm 4 Chương và 26 Điều. 
 
Đa phần các đại biểu nhất trí với nội dung của dự thảo. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến đề nghị làm rõ thêm về các vấn đề: bố trí và quản lý nhà công vụ; kiểm soát việc cho người nước ngoài mua nhà, cần có luật phù hợp cho cả thành thị và nông thôn, quyền sở hữu được xác lập sau khi mua bán và khi đăng ký có gì khác nhau….
 
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng: Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có nhiều phương án mới, nếu thực hiện được sẽ tạo bước chuyển biến lớn. Luật Nhà ở lần này nhằm đảm bảo quyền con người, quyền sở hữu của công dân về nhà ở. Những đổi mới trong luật hướng tới đảm bảo quyền của nhân dân, quan tâm đến đối tượng thu nhập thấp, người có công, tình hình kinh tế xã hội, yếu tố vùng miền, đồng thời cũng thể hiện rõ vai trò quản lý của Nhà nước. 
 
Ông Lý nhấn mạnh cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề giữa nhà ở trong nền kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật cần đứng giữa hai phạm trù này để đảm bảo công bằng trong xã hội. 
 
Ngọc Ngà