Kế thừa, bổ sung và phát triển các quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam

04:09, 28/09/2014

Trong gần 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã có 3 văn kiện quan trọng chuyên đề về văn hóa, đó là: Đề cương văn hóa năm 1943; NQTW5 (khóa VIII) và NQTW9 (khóa XI). Mỗi văn kiện đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa của Đảng ta.

Trong gần 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã có 3 văn kiện quan trọng chuyên đề về văn hóa, đó là: Đề cương văn hóa năm 1943; NQTW5 (khóa VIII) và NQTW9 (khóa XI). Mỗi văn kiện đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa của Đảng ta.
 
Từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đến Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII và các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI, đã thể hiện sự nhất quán về tính chất cơ bản của văn hóa Việt Nam là dân tộc, khoa học, đại chúng, nhưng không ngừng được bổ sung, phát triển phù hợp với tình hình đất nước, yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và xu thế phát triển của thế giới trong từng giai đoạn. Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (NQTW5), ra đời trong bối cảnh nước ta đang từng bước thoát dần từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây thực chất là một cuộc đổi mới về tư duy, lý luận trên tất cả các lĩnh vực trong đó có văn hóa. NQTW5 có tầm nhìn sâu rộng, chứa đựng nhiều giá trị tư tưởng, nhân văn và khoa học; được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội nghiêm túc triển khai thực hiện và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, góp phần đưa nghị quyết thấm sâu vào cuộc sống. Qua 15 năm thực hiện, bên cạnh những thành tựu rất cơ bản, thực trạng văn hóa nước ta cũng đang tồn tại cũng như xuất hiện một số mặt phức tạp, những vấn đề mới nẩy sinh tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội và nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam; làm cản trở đến sự phát triển chung của đất nước. Đúng như Nghị quyết Trung ương 9 (NQTW9) đánh giá: "So với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng". Hơn nữa, đất nước ta sau gần 30 năm đổi mới, cũng như tình hình thế giới đã có nhiều biến đổi sâu sắc; cuộc sống con người và xã hội phát triển; xu thế hội nhập và cơ chế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái... Do đó, Hội nghị Trung ương 9, khóa XI đã nhất trí ban hành nghị quyết mới là “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. NQTW9 khóa XI được ban hành vào thời điểm này là rất cần thiết, phù hợp và kịp thời nhằm tạo ra một động lực mới, hy vọng mới. 
 
Trong gần 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã có 3 văn kiện quan trọng chuyên đề về văn hóa, đó là: Đề cương văn hóa năm 1943; NQTW5 (khóa VIII) và NQTW9 (khóa XI). Mỗi văn kiện đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa của Đảng ta. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 như một cương lĩnh đầu tiên về công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, xác định tính chất cơ bản của văn hóa là “Dân tộc, khoa học, đại chúng”; qua đó, Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự xác định vững chắc vị trí, tư thế của mình trong lòng dân tộc, một dân tộc từng có hàng “ngàn năm văn hiến”. NQTW5, khóa VIII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa trong thời điểm nước ta mới bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế thế giới; xác định rõ mục tiêu “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó, yếu tố “tiên tiến” được đưa lên trước nhưng phải gắn chặt với yếu tố “đậm đà bản sắc dân tộc”; điều đó khẳng định quyết tâm hội nhập với văn hóa các nước trên thế giới nhưng vẫn giữ được cốt cách dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan. Còn NQTW9 lần này, Đảng ta đã kế thừa những giá trị của các văn kiện trước nhưng nhằm “làm mới” về nhận thức trên tinh thần đổi mới, sáng tạo, đề xuất, bổ sung các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những điểm mới về nhận thức được thể hiện cụ thể trong các quan điểm của NQTW9.
 
Trước hết, điểm mới rất căn bản được thể hiện ngay ở tiêu đề Nghị quyết là “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Những nghị quyết trước đây đều nói đến yếu tố con người trong xây dựng, phát triển văn hóa nhưng còn rất chung chung, mang tính định hướng; còn nghị quyết lần này đặc biệt quan tâm đến nhân tố con người với đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Thực tế hầu như ai cũng biết, nói về văn hóa là nói về con người, vì văn hóa là của con người, do con người và vì con người, nhưng do nội hàm của văn hóa quá rộng và yếu tố con người được hàm chứa trong tất cả các yếu tố văn hóa nên nhiều khi người ta quên mất nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi là xây dựng con người mà chỉ hiểu một cách sai lệch văn hóa chỉ là những nhiệm vụ và các hoạt động cụ thể của ngành văn hóa như múa hát, sân khấu, lễ hội… Do đó, thêm từ “con người” là để nhấn mạnh, khẳng định đây là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa.
 
So với NQTW5, Nghị quyết lần này xác định rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chung có tính khái quát cao nhằm đảm bảo tính định hướng về mục tiêu xây dựng, phát triển nền văn hóa gắn với xây dựng, phát triển con người Việt Nam; gắn mục tiêu phát triển dân tộc và mục tiêu phát triển bền vững đất nước theo tư tưởng nêu trong Cương lĩnh của Đảng. Mục tiêu cụ thể xác định nội hàm về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 đã nêu trong các chiến lược, quy hoạch phát triển văn hóa, gia đình của Chính phủ; điều này đã khắc phục được cách hiểu quá rộng và chung chung về văn hóa như trước đây.
 
Các quan điểm nêu trong NQTW9 có sự bổ sung, phát triển và sắp xếp lại so với NQTW5 trước đây để phù hợp hơn với giai đoạn hiện nay và sắp tới, nhất là về vấn đề con người.
 
Quan điểm thứ nhất trong NQTW9 xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Nội dung quan điểm này đã được nêu ra trong nhiều văn kiện của Đảng đã ban hành; ở đây có hai điểm mới là: thay cụm từ “thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội” bằng cụm từ “phát triển bền vững đất nước” và bổ sung thêm nội dung “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Thay bằng cụm từ “phát triển bền vững đất nước” nhằm khẳng định mạnh hơn vai trò của văn hóa không chỉ đối với kinh tế - xã hội, mà còn liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đất nước, đây là vấn đề vừa mang tính cấp thiết hiện nay vừa có tính chiến lược lâu dài. Còn vế thứ hai “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”, nội dung này cũng không phải hoàn toàn mới mà đã được khẳng định trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, “văn hóa là một trong ba mặt trận mà người cộng sản phải quan tâm”. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều lý do mà trước hết do nhận thức nên nhiệm vụ văn hóa thường bị gác lại, thậm chí bị coi nhẹ. Do đó, việc bổ sung cụm từ “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” ngoài ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa để thống nhất về nhận thức và hành động trong tổ chức thực hiện, thì việc “đặt ngang hàng” còn có ý nghĩa sâu xa là thể hiện mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa văn hóa và kinh tế. Kinh tế là cơ sở, điều kiện để phát triển văn hóa, kinh tế không phát triển thì khó phát triển văn hóa. Ngược lại, văn hóa có tác động đến kinh tế, chi phối kinh tế, có một nền văn hóa phát triển toàn diện thì mới có nền kinh tế phát triển bền vững; từ đó, phải thực sự coi trọng văn hóa như chính trị, kinh tế. Rõ ràng đây là một yêu cầu đòi hỏi khách quan của sự phát triển chứ không chỉ là ý chí chủ quan. 
 
Quan điểm thứ hai “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Nội dung quan điểm này chính là nội dung của quan điểm thứ 2 và thứ 3 trong NQTW5 khóa VIII được gộp lại và bổ sung để làm rõ hơn tính chất của nền văn hóa Việt Nam. Việc bổ sung các đặc trưng “dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” vừa nhằm cụ thể hóa đặc điểm “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của nền văn hóa để nhận thức đầy đủ hơn trong quá trình quán triệt và triển khai thực hiện; vừa đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của thời đại. 
 
(còn nữa)