Năm 2015 là năm Đảng ta tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là sự kiện trọng đại của toàn Đảng và toàn đân ta. Ngày 30/5/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Năm 2015 là năm Đảng ta tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là sự kiện trọng đại của toàn Đảng và toàn đân ta. Ngày 30/5/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tư tưởng chỉ đạo, yêu cầu chung của Chỉ thị là: công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng phải được đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả; đặc biệt là phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ cương của Đảng; phát huy trí tuệ, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương phải thể hiện đầy đủ trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội, từ xây dựng các văn kiện đến công tác nhân sự. Để đảm bảo đại hội Đảng thành công, các cấp ủy đảng cần quán triệt và nhận thức sâu sắc, đầy đủ Chỉ thị của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của cấp ủy cấp trên; tiến hành nhiều nội dung, công việc, trong đó đặc biệt chú trọng đến 3 công việc cốt yếu là: xây dựng các văn kiện, chuẩn bị nhân sự và công tác tuyên truyền.
Về chuẩn bị dự thảo báo cáo chính trị của chi bộ, đảng bộ; cấp ủy, Ban Thường vụ, trực tiếp là đồng chí bí thư phải chỉ đạo chặt chẽ từ khâu định hướng, xây dựng đề cương, soạn thảo, góp ý, chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo; tập hợp được sức mạnh trí tuệ của toàn chi bộ, đảng bộ, nhân dân và bám sát tình hình thực tiễn địa phương. Báo cáo chính trị của BCH đảng bộ phải đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ 5 năm qua; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; trách nhiệm của cấp ủy, nhất là người đứng đầu. Nội dung đánh giá phải thể hiện tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật và làm rõ sự thật, không phiến diện một chiều; phải đánh giá toàn diện sự lãnh đạo trên tất cả các mặt; nội dung, hình thức ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào những vấn đề cơ bản, quan trọng, thiết yếu của địa phương, cơ quan, đơn vị, tránh chung chung. Kiểm điểm việc lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, đảng bộ phải gắn với đánh giá việc thực hiện Điều lệ Đảng, cụ thể hóa chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả kiểm điểm, tự phê bình, phê bình của tập thể, cá nhân về 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Việc xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của đảng bộ trong nhiệm kỳ tới, cần nghiên cứu kỹ quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ trong dự thảo các văn kiện của Trung ương trình Đại hội XII của Đảng và của đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp để vận dụng, cụ thể hóa và đề ra nhiệm vụ sát hợp với đặc điểm tình hình nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đơn vị. Chú trọng đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi để thực hiện, nhất là đối với những vấn đề lớn, quan trọng và bức xúc ở địa phương, đơn vị mà cán bộ, đảng viên và nhân dân đang quan tâm.
Xây dựng báo cáo kiểm điểm của cấp ủy trình đại hội phải do đồng chí bí thư hoặc phó bí thư trực tiếp chuẩn bị. Báo cáo kiểm điểm cần đánh giá đúng mức những ưu điểm, thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể cấp ủy và từng cấp ủy viên trên các lĩnh vực hoạt động và các nhiệm vụ được phân công phụ trách; cần phân tích, làm rõ nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém, nhất là nguyên nhân chủ quan. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể hay của mỗi cấp ủy viên, không đùn đẩy hoặc trốn tránh trách nhiệm.
Nét mới trong báo cáo kiểm điểm của cấp ủy kỳ này là đánh giá kết quả, làm rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Xác định trách nhiệm của cấp ủy, từng cấp ủy viên đối với 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết, nhất là việc khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong đảng bộ. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được kết luận sau kiểm điểm, tự phê bình và phê bình gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kiểm điểm về trách nhiệm nêu gương của tập thể cấp ủy và các cấp ủy viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, các tổ chức trong hệ thống chính trị theo Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư.
Cùng với công tác chuẩn bị nhân sự, công tác chuẩn bị các văn kiện trình đại hội Đảng các cấp có vai trò quyết định đến sự thành công của cả nhiệm kỳ đại hội. Do đó, quá trình chuẩn bị và xây dựng dự thảo văn kiện, cần được đầu tư công sức, mở rộng và thực sự phát huy dân chủ, tập hợp được trí tuệ của toàn đảng bộ; đồng thời, lấy ý kiến của cấp ủy và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan, cấp trên trực tiếp. Những vấn đề lớn, quan trọng, nổi cộm, bức xúc, những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, cần tổ chức lấy ý kiến của cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí, các nhà khoa học, nhân sỹ, trí thức, chuyên gia trên các lĩnh vực và các tầng lớp nhân dân bằng hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
BAN BIÊN TẬP