Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đang là vấn đề được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi. Bộ Chính trị đang tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến nhân dân đóng góp cho Dự thảo Văn kiện trình Đại hội, Báo Lâm Đồng xin trích đăng 2 ý kiến của cán bộ, đảng viên tại huyện Đam Rông.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đang là vấn đề được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân quan tâm theo dõi. Bộ Chính trị đang tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến nhân dân đóng góp cho Dự thảo Văn kiện trình Đại hội, Báo Lâm Đồng xin trích đăng 2 ý kiến của cán bộ, đảng viên tại huyện Đam Rông.
Ông Vũ Tiến Sỹ - nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Đam Rông:
|
|
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, nhiệm kỳ 2015-2020 được chuẩn bị chu đáo và tranh thủ ý kiến của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân nhân, thể hiện sự cầu thị của Bộ Chính trị trong đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015 và phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể trong phát triển KT-XH, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ 2015-2020. Tuy nhiên, theo tôi, có 3 nhóm vấn đề cần được làm rõ trong văn kiện chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đó là: Nhóm vấn đề thứ nhất: Cần đánh giá sâu sắc những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, cốt lõi, đặc biệt là những vấn đề đang gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân hiện nay, những vấn đề làm được, chưa làm được. Trên cơ sở đó đi sâu phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhất là nguyên nhân chủ quan, nêu giải pháp và thời gian khắc phục, sửa chữa một cách cụ thể, không nói chung chung, theo đúng phương châm của Đại hội “Nói đi đôi với làm”; Nhóm vấn đề thứ hai: Về công tác nhân sự Đại hội Đảng toàn quốc, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, trị chú trọng tiêu chí, cơ cấu, coi trọng chất lượng theo hướng đảm bảo tỷ lệ tuổi trẻ, trí thức, cơ cấu nam, nữ, dân tộc thiểu số... Như vậy, đây được xem là bước chuyển biến tích cực của nhân sự đại hội, đảm bảo BCHTW Đảng sẽ hội đủ uy tín, năng lực, sức chiến đấu cao. Tuy nhiên, theo tôi, cần phải kiên quyết loại bỏ những cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm, hoặc dư luận thiếu đồng tình, ủng hộ ra khỏi danh sách nhân sự BCH TW Đảng khóa mới; Nhóm vấn đề thứ ba: Đánh giá kiểm điểm BCH TW trong văn kiện chính trị như vậy là rất nghiêm túc, trung thực, thẳng thắn, kiểm điểm từng việc, từng nội dung, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể, làm được đến đâu, khuyết điểm, hạn chế đến đâu, kiểm điểm đến đó, không chung chung, né tránh, đổ lỗi cho khách quan... Đặc biệt, trong kiểm điểm tập thể, cá nhân BCH TW đã gắn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với tự phê bình, phê bình theo Nghị quyết TW 4 (khóa XI), nên đã tạo được lòng tin đối với cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về một BCH TW khóa mới có đủ năng lực, trí tuệ, bản lĩnh chính trị và sức chiến đấu để lãnh đạo đất nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Trung tá Phan Ngọc Dũng - Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Đam Rông:
|
|
Trong nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH nhiệm kỳ 2010-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH nhiệm kỳ 2015-2020 có phần chủ trương, giải pháp xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị, theo tôi, ngoài những chủ trương, giải pháp đã được xác định, trong dự thảo văn kiện chính trị cần bổ sung thêm một số giải pháp như: Cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, đảm bảo sự thống nhất quy hoạch xây dựng với quy hoạch phát triển ngành, tránh tình trạng ngành này làm, ngành kia phá, dẫn đến hạ tầng giao thông trở thành hạ tầng thủy lợi vào mùa mưa lũ. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, đồng thời tăng tỷ trọng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa. Tránh tình trạng xây dựng đô thị lớn, nhưng thiếu nơi sinh hoạt cộng đồng khu dân cư, công viên, sân chơi cho thiếu nhi, nhà trẻ;... Cần quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại các địa bàn miền núi, nhằm tạo sự kết nối giữa vùng sâu, vùng xa với các trung tâm kinh tế, xã hội, kết nối giữa miền núi với đồng bằng, giữa Tây Nguyên với miền Trung, Miền Nam, TP Hồ Chí Minh... Cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và hướng dẫn thực hiện. Cần có cơ chế quản lý, sử dụng hạ tầng đồng bộ, hiệu quả...
HOÀNG ĐẠI HUYNH