Công tác cán bộ 5 năm qua và giải pháp cơ bản trong việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ giai đoạn 2015-2020

09:10, 16/10/2015

Đánh giá cán bộ là sự khởi đầu các công việc tiếp theo trong công tác cán bộ (như: quy hoạch, bố trí, sử dụng, khen thưởng… cán bộ). Đây là công việc khó khăn và đòi hỏi tính khách quan, chính xác của người đứng đầu về cán bộ; thực tế chứng minh rằng, ở đâu và cấp ủy nào, người đứng đầu luôn công tâm, khách quan, bình đẳng trong đánh giá cán bộ thì ở đó luôn tìm được cán bộ có tài và tạo sự đoàn kết trong tập thể. 

Đánh giá cán bộ là sự khởi đầu các công việc tiếp theo trong công tác cán bộ (như: quy hoạch, bố trí, sử dụng, khen thưởng… cán bộ). Đây là công việc khó khăn và đòi hỏi tính khách quan, chính xác của người đứng đầu về cán bộ; thực tế chứng minh rằng, ở đâu và cấp ủy nào, người đứng đầu luôn công tâm, khách quan, bình đẳng trong đánh giá cán bộ thì ở đó luôn tìm được cán bộ có tài và tạo sự đoàn kết trong tập thể. 
 
Đồng chí Trần Duy Hùng - Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy đọc tham luận
Đồng chí Trần Duy Hùng - Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy
đọc tham luận
 
Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với việc bố trí, sử dụng cán bộ nhiệm kỳ 2010 – 2015
 
Trong nhiệm kỳ qua, vận dụng Quy định 286-QĐ/TW của Ban Bí thư và Nghị định 24/NĐ-CP của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn bám sát nội dung, tiêu chí trong đánh giá cán bộ nhằm phục vụ tốt cho việc quy hoạch, bổ nhiệm, thi đua khen thưởng của công tác cán bộ; hiện nay, Sở Nội vụ cũng đang hoàn thiện đề tài khoa học cấp tỉnh về tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, nếu được nghiệm thu sẽ áp dụng để thay đổi tư duy cũ về đánh giá cán bộ, trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã yêu cầu đổi mới cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo nguyên tắc cấp trên đánh giá cấp dưới, người đứng đầu đánh giá những người thuộc quyền quản lý, cấp trên trực tiếp đánh giá người đứng đầu.
 
Công tác quy hoạch cán bộ
 
Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 5/11/2005 của Ban Tổ chức Trung ương, Kế hoạch số 40-KH/TU ngày 5/6/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng “về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và các đơn vị đã tổ chức thực hiện quy hoạch ở các cấp, các ngành đảm bảo đúng quy trình theo hướng dẫn của Trung ương và của Tỉnh ủy. Đã chú trọng công tác rà soát, nhận xét, đánh giá cán bộ về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn khi xây dựng quy hoạch. Số lượng cán bộ quy hoạch ở các cấp cũng như ở tỉnh đã đảm bảo theo yêu cầu của Trung ương (cấp tỉnh gấp 1,7 lần, trong đó cán bộ nữ đạt 31,5%, cán bộ dân tộc thiểu số 7,9%, cán bộ trẻ đạt 20,2%. Cấp huyện quy hoạch Ban chấp hành 1.104 đồng chí; trong đó, nữ 257 đồng chí  = 23,3%, cán bộ là dân tộc thiểu số 125 đồng chí  = 11,3%, cán bộ trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) 297 đồng chí = 26,9%), chất lượng cán bộ quy hoạch được nâng lên. Hàng năm, từ tỉnh đến cơ sở đều tiến hành rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý và phê duyệt quy hoạch theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh. Các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đều triển khai chỉ đạo và phê duyệt quy hoạch cán bộ cho cấp dưới trước khi xây dựng quy hoạch cấp mình. 
 
Về đào tạo, bồi dưỡng
 
Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, các Đảng bộ; các sở, ngành đã chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã đào tạo được 642 cán bộ, công chức về cao cấp lý luận chính trị, trong đó 522 tại chức, 120 tập trung; 1.800 cán bộ đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính; 359 cán bộ đào tạo cao đẳng, đại học, trên đại học chuyên ngành, trong đó 4 tiến sĩ, 181 thạc sỹ, 84 bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I, II và 90 cử nhân; đã cử 5.507 lượt cán bộ công chức bồi dưỡng ngắn hạn về công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, ngoại ngữ, tin học. Kết quả công tác đào tạo bồi dưỡng đã góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp.
 
Về điều động, luân chuyển cán bộ
 
Điều động, luân chuyển cán bộ là công tác thường xuyên của Đảng, đặc biệt thông qua luân chuyển cán bộ trong quy hoạch là một hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho các đồng chí trẻ, tạo bước đột phá trong công tác cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ trong quy hoạch có năng lực và triển vọng phát triển, tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện, phấn đấu, từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn. Sau khi có Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 2/4/2002 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác luân chuyển cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cho các Đảng bộ triển khai thực hiện đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Trung ương. Trong nhiệm kỳ qua có nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp được luân chuyển công tác (Từ 2011 đến nay đã luân chuyển 8 lượt cán bộ; điều động, bổ nhiệm hơn 150 cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh và huyện; Hiệp y bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trên 80 đồng chí; bổ sung, kiện toàn cấp ủy tỉnh, huyện, thành phố trên 120 đồng chí). Nhiệm kỳ này đã mạnh dạn luân chuyển cả cán bộ nữ xuống cơ sở.
 
Từ việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nên chất lượng đội ngũ cán bộ của tỉnh được nâng lên cả về trình độ chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ so với nhiệm kỳ trước: Trong tổng số 4.984 cán bộ, công chức của tỉnh có 280 cán bộ có trình độ trên đại học, 3.653 cán bộ đại học, cao đẳng và 743 cán bộ có trình độ trung cấp. Về lý luận chính trị có 940 cán bộ có trình độ cao cấp, cử nhân, 845 cán bộ có trình độ trung cấp. Cũng nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nên đã góp phần thành công trong quá trình chuẩn bị nhân sự phục vụ đại hội Đảng các cấp vừa qua.
 
Nhiệm kỳ qua, mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác cán bộ, nhưng cũng phải nghiêm túc nhận thấy rằng, công tác cán bộ vẫn còn những hạn chế nhất định: một số cấp ủy Đảng cũng như sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh chưa chú trọng công tác quy hoạch cán bộ, nội dung quy hoạch chưa toàn diện, chỉ mới quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo quản lý, chưa quy hoạch viên chức, doanh nghiệp có năng lực, cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia giỏi. Phần lớn các đơn vị quy hoạch chưa mở rộng nguồn ra ngoài đơn vị, địa phương mình. Công tác quy hoạch cán bộ ở cơ sở, nhất là ở xã, phường, thị trấn còn nhiều lúng túng, nguồn cán bộ thiếu hụt, chất lượng cán bộ được quy hoạch còn thấp so với yêu cầu. Việc đánh giá đúng cán bộ và đội ngũ cán bộ vẫn theo tư duy cũ, còn cảm tính; công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ở một số địa phương, đơn vị chưa đúng quy trình, vẫn còn tư tưởng cục bộ, địa phương tạo ra tư tưởng hoài nghi, mất đoàn kết nội bộ; một số đơn vị bổ nhiệm cấp phó vượt quy định của Ban Bí thư, của Chính phủ, bổ nhiệm không đạt chuẩn, nhưng không có ý kiến của cấp có thẩm quyền. Công tác xác minh, kết luận những vấn đề về lịch sử chính trị của cán bộ chưa được các cấp ủy Đảng quan tâm, vẫn còn nhiều đồng chí có vấn đề về lịch sử chính trị phải xem xét nhưng chưa được kết luận.
 
Một số giải pháp đánh giá, quy hoạch, đào tạo gắn với bố trí, sử dụng cán bộ giai đoạn 2015 – 2020
 
Tiếp tục cụ thể hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị; phải thấy tầm quan trọng của công tác cán bộ quyết định đến sự thành bại của cách mạng, đến vận mệnh của Đảng, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Từ đó, mỗi ngành, mỗi cấp tập trung thực hiện đồng bộ trong công tác cán bộ.
 
Có cơ chế đánh giá cán bộ dựa theo định lượng các tiêu chí; cần công tâm, khách quan trong đánh giá cán bộ, bên cạnh đó cần làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Phải xác định quy hoạch cán bộ là một việc làm thường xuyên của các cấp ủy, nguồn quy hoạch cán bộ phải rộng rãi, không bó hẹp diện quy hoạch trong đội ngũ cán bộ hiện có của ngành, địa phương; Phải có chủ trương, chính sách, quy trình phù hợp để phát hiện nguồn cán bộ; quy hoạch phải được bổ sung để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng cán bộ. 
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có kế hoạch cụ thể, trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ. Cần tập trung đào tạo cán bộ trẻ có năng lực thực sự; chú trọng đào tạo về kỹ năng thực hành, tổ chức thực hiện và xử lý tình huống. Cần bố trí, sử dụng cán bộ theo hướng chuyên môn hóa, sử dụng cán bộ cho phù hợp theo phương châm “tìm việc bố trí người”, chứ không “tìm người để xếp việc”; chấm dứt tình trạng bố trí cán bộ theo cảm tính; mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ có năng lực, có khả năng phát triển tạo nguồn cán bộ lâu dài.
 
 Bổ nhiệm cán bộ phải bảo đảm quy trình chặt chẽ, từng bước bổ nhiệm cán bộ gắn với việc thi tuyển chức danh lãnh đạo theo Đề án 01 của Tỉnh ủy và Kết luận của Bộ Chính trị, tạo bước đột phá trong công tác cán bộ. 
 
Cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ cấp mình và triển khai có hiệu quả. Phải có kế hoạch sắp xếp, bố trí công tác cho cán bộ sau khi điều động, luân chuyển vào những vị trí phù hợp, phát huy được năng lực, sở trường của cán bộ.
 
(Trích tham luận của Ban Tổ chức Tỉnh ủy)