Tư tưởng dụng nhân như dụng mộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh thiết kế, tổ chức bộ máy để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Người nói "Chúng ta tất cả mọi người, bất kỳ ở một chức vụ nào, cao hay thấp, to hay nhỏ, tất cả mọi người làm thành một bộ máy. Thiếu một người nào hay có một người làm không tròn nhiệm vụ là hỏng cả"
Tư tưởng dụng nhân như dụng mộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh thiết kế, tổ chức bộ máy để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Người nói “Chúng ta tất cả mọi người, bất kỳ ở một chức vụ nào, cao hay thấp, to hay nhỏ, tất cả mọi người làm thành một bộ máy. Thiếu một người nào hay có một người làm không tròn nhiệm vụ là hỏng cả”
1. Trong bài thiếu óc tổ chức - một khuyết điểm lớn trong Ủy ban nhân dân, Người đưa ra nhận xét tổ chức bộ máy chưa khoa học, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đều, hiệu quả hoạt động còn thấp “Trong một Ủy ban, nhiều khi có người rất rỗi rãi, cả ngày chỉ chạy ra chạy vào cho có chuyện, có người lại bù đầu rối óc vì một mình phải kiêm đến mấy việc”
2.
Bộ máy hoạt động vận hành có hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị theo Hồ Chí Minh phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, con người. Trong lời khai mạc Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (3/3/1955), Người nhấn mạnh đến kiện toàn bộ máy, phương pháp lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả công tác “Tổ chức của Đảng cần phải kiện toàn hơn. Lề lối làm việc cần phải tiến bộ hơn”
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy xét tới cùng là nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nội bộ đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng suất, hiệu quả công tác, giúp cho bộ máy hoạt động thông suốt, nhịp nhàng.
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã tiên lượng những khó khăn, phức tạp, tinh tế của công tác tổ chức, do đó, Người mong muốn kỳ vọng làm sao các cấp ủy, cơ quan tổ chức cán bộ phải bố trí đúng người, đúng việc, đúng với sở trường của cán bộ, công chức. Người chỉ dẫn: Công việc có việc khó việc dễ, việc nặng việc nhẹ. Phải phân phối thế nào cho người đúng với việc, việc đúng với người”. Phẩm chất, bản lĩnh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức cũng là nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng tổ chức bộ máy, vì xét tới cùng cán bộ là nhân tố quyết định, là “cái gốc của mọi công việc”. Bởi vậy, hơn lúc nào hết cần “Kiện toàn tổ chức và lề lối làm việc; nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật và đạo đức cách mạng của toàn thể cán bộ và đảng viên”
4. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, công chức “Bất kỳ chỗ nào, bất kỳ việc gì, Đảng và Chính phủ đã giao thì các cô các chú phải quyết tâm làm cho trọn, không nên muốn thế này thế khác”.
Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về tinh giản, kiện toàn tổ chức bộ máy là định hướng để Đảng ta vận dụng, từng bước củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy. Điều này càng có ý nghĩa to lớn đối với công tác xây dựng Đảng và cải cách hành chính của Nhà nước ta hiện nay; khi “tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ” còn phổ biến, chậm được khắc phục.
Trong những năm qua, Đảng ta đã có những chủ trương, quan điểm sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (HTCT) gắn với tinh giản biên chế. Nhìn chung bộ máy của HTCT đã củng cố kiện toàn một bước; xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quy chế, lề lối làm việc và quy chế phối hợp giữa các tổ chức trong HTCT. Trình độ kiến thức các mặt của cán bộ, công chức không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, “Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước”
5. “Số lượng cán bộ, công chức không những không giảm mà lại tăng, nhất là ở các đơn vị sự nghiệp công lập và công chức, cán bộ chuyên trách, không chuyên trách xã, phường, thị trấn”
6. Từ hiện trạng này, để vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Đầu tư trí tuệ nghiên cứu tổng kết về tổ chức bộ máy của HTCT, phân tích cơ sở khoa học, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy theo hướng “thà ít mà tốt”, sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay. Tập trung nghiên cứu tư tưởng của Lênin về sáp nhập một số cơ quan có những điểm chung về chức năng, nhiệm vụ. Luận chứng cần làm rõ vì sao phải thiết kế sự hiện diện của tổ chức bộ máy; vì sao phải sáp nhập hoặc tách ra để bộ máy hoạt động có hiệu quả.
- Các tổ chức, cơ quan của HTCT phải tiếp tục thực hiện đề án mô tả công việc một cách cụ thể, từ đó làm cơ sở cho việc bố trí người một cách hợp lý, khoa học phù hợp với sở trường của từng cán bộ, công chức. Cần tuân thủ theo nguyên tắc “tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy”
7. Mô tả công việc càng chi tiết thì càng có cơ sở để bố trí đúng người, với số lượng cán bộ, công chức hợp lý đúng với năng lực chuyên môn, sở trường. Đây cũng là cơ sở để đánh giá chính xác hiệu quả công tác của cán bộ. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, tinh thông nghiệp vụ, tích hợp kiến thức, kỹ năng, “cán bộ chăm chỉ làm việc chưa đủ, cần phải biết làm việc cho có phương pháp. Phải cần mà phải cẩn nữa”
8. Đồng thời kết hợp chặt chẽ việc tinh giản biên chế với tuyển người theo công thức 2 -1, tức là hai người nghỉ hưu theo chế độ mới nhận thêm một người.
- Đảng, Nhà nước cần quy định cụ thể số lượng cấp phó trong bộ máy HTCT, lực lượng vũ trang nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong HTCT và lực lượng vũ trang. Thực tế cho thấy đang có tình trạng “lạm phát” cấp phó ở một số cơ quan, ban ngành dẫn tới lãng phí trong bố trí ngân sách và chế độ công vụ.
- Từng bước nhân rộng thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý làm sao đảm bảo khách quan, công tâm, công bằng, nhằm đáp ứng yêu cầu mới hiện nay; mặt khác, tuyển chọn đúng những cán bộ có tâm, có tầm, có khát vọng cống hiến. Tổ chức thi tuyển phải nghiêm túc, công khai, công tâm, công bằng là biện pháp cần thiết để bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng vừa chuyên” cho HTCT.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.7, tr.130.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.4, tr.38.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.7, tr.392.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.7, tr.488.
5. Nghị quyết Đại hội XI, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tr.171-172.
6. Dự thảo báo cáo Chính trị trình Đại hội XII (Đăng báo Nhân dân), tr.7.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.4, tr.39.
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.4, tr.39.
NGUYỄN THẾ TƯ