Hội thảo "Lịch sử huyện Bảo Lâm (1945-2015)"

05:10, 27/10/2016

(LĐ online) - Ngày 27/10, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm tổ chức Hội thảo lần thứ I "Lịch sử Đảng bộ huyện Bảo Lâm (1945-2015)". Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng đã từng sống, chiến đấu, công tác qua các thời kỳ trên địa bàn huyện Bảo Lâm; các đồng chí bí thư, phó bí thư Huyện ủy các khóa…
 

(LĐ online) - Ngày 27/10, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm tổ chức Hội thảo lần thứ I “Lịch sử Đảng bộ huyện Bảo Lâm (1945-2015)”. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng đã từng sống, chiến đấu, công tác qua các thời kỳ trên địa bàn huyện Bảo Lâm; các đồng chí bí thư, phó bí thư Huyện ủy các khóa…
 
Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo
Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, góp ý của các đại biểu, nhất là các đồng chí lão thành cách mạng-những nhân chứng, những người đã có đóng góp to lớn cho thành tựu hơn 70 năm qua (1945-2015) của huyện Bảo Lâm. Những ghi nhận, ý kiến xác đáng đó chính là nguồn tư liệu quý báu giúp Ban Biên tập công trình lịch sử Huyện Bảo Lâm bổ sung, chỉnh sửa để hoàn chỉnh trước khi phát hành.
 
Bản thảo “Lịch sử Đảng bộ huyện Bảo Lâm” trình Hội thảo lần này được biên soạn trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, biên soạn từ các tài liệu như: “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Bảo Lâm”, “Bảo Lâm ngày mới 1994-2014”, “Bảo Lâm 20 năm hình thành và phát triển 1994-2014”; lịch sử của 14 xã, thị trấn trong huyện, nhất là truyền thống đấu tranh cách mạng của 4 xã anh hùng: Lộc Lâm, Lộc Bắc, Lộc Nam và Lộc An. Cùng với đó là sự nghiên cứu có chọn lọc các sự kiện lịch sử diễn ra trên địa bàn huyện đã được Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, các ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh phản ánh…
 
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Bí thư Huyện ủy Hoàng Trọng Hiền khẳng định: Lịch sử Đảng bộ huyện Bảo Lâm (1945-2015) tập trung phản ánh chân thực, khách quan sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện trong thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân và công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong kháng chiến. Đồng thời, phản ánh những chủ trương, chính sách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng là hoàn toàn đúng đắn được minh chứng và hiện thực hóa trên vùng đất Bảo Lâm anh hùng. Trên cơ đó, đúc rút những bài học vô giá, những kinh nghiệm hay cho thế hệ hôm nay và mai sau tri ân, khắc ghi, vận dụng và kế thừa. 
 
Sau khi hoàn thành và phát hành, công trình lịch sử này sẽ đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện, là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, tìm hiểu, học tập, giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
 
Hồng Vĩnh