(LĐ online) - Sáng ngày 18/11, tại UBND tỉnh, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông- Phan Tâm cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác triển khai thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác này của tỉnh Lâm Đồng năm 2016.
(LĐ online) - Sáng ngày 18/11, tại UBND tỉnh, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông- Phan Tâm cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác triển khai thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác này của tỉnh Lâm Đồng năm 2016.
|
Toàn cảnh buổi làm việc |
Tham dự buổi làm việc có ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đại diện Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cùng các đơn vị liên quan của Bộ Thông tin thuyền thông, các sở, ngành liên quan của tỉnh Lâm Đồng.
Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ngành cũng đã báo cáo tình hình triển khai công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn của tỉnh Lâm Đồng năm 2016. Theo đó, trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng bất thường và phức tạp, tình trạng hạn hán, mưa lớn, lốc xoáy, mưa đá có xu hướng ngày càng gia tăng gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân. Qua đó, với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chức năng các huyện, thành phố , nhất là sự quyết tâm chỉ đạo tích cực và chủ động theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” trong ứng phó và khắc phục hậu quả của các cấp ủy và chính quyền địa phương đã góp phần làm giảm thiểu thiệt hại thiên tai, an toàn và khắc phục hậu quả tác động từ thiên tai trong thời gian nhanh nhất.
Để ứng phó với tình hình khô hạn ngày càng diễn ra nghiêm trọng, tỉnh đã phê duyệt “Đề án hỗ trợ và phát triển hệ thống ao hồ nhỏ phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” Theo đó đề ra mục tiêu đến năm 2020, phát triển thêm hơn 5.500 ao, hồ nhỏ tương ứng với hơn 550 ha diện tích mặt nước, phục vụ tưới cho hơn 8.300 ha diện tích sản xuất nông nghiệp cần tưới. Chính sách hỗ trợ đề án trên, ngân sách Nhà nước hỗ trợ từ 50-70% bào gồm chi phí ca máy đào ao, hồ và các hộ dân đóng góp đất, kinh phí đối ứng còn lại. Đặc biệt khi ao, hồ được đưa vào sử dụng sẽ là tai sản chung cho các nhóm hộ trong khu vực. Bên cạnh đó, Lâm Đồng đã quan tâm bố trí, sắp xếp lại dân cư khu vực có nguy cơ cao về thiên cho hơn 5.000 hộ dân, trong đó có 281 hộ dân trong vùng có nguy cơ cao bị lũ quét và sạt lở đất, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, hạn hán, ổn định dân cư.
Riêng ở lĩnh vực thông tin truyền thông, ông Nguyễn Viết Vân- Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông Lâm Đồng cho biết: Sở luôn huy động mọi nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Cụ thể, thiết bị tần số là 10 máy bộ đàm cầm tay phục vụ việc chỉ đạo điều hành, mạng truyền dẫn từ tỉnh đến cơ sở; hiện 100% xã, phường đều có cáp quang do các doanh nghiệp viễn thông đầu tư quản lý và 1.460 trạm BTS… phủ sóng rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Có thể khẳng định, tất cả hệ thống thông tin liên lạc, thông tin truyền thông đảm bảo phục vụ kịp thời cho công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn tại Lâm đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Phan Tâm nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai trên cả nước diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ ngày càng cao đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, biến đổi khí hậu như hiện nay ngày càng khó lường, khó dự báo chính xác cả về thời gian và cường độ cũng như thiệt hại gây ra. Vì vậy, việc đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp khi gặp thảm họa thiên tai là đặc biệt quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiệt hại thấp nhất đối với người dân.
Diễm Thương