Tổng kết Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp"

04:11, 25/11/2016

(LĐ online) - Đầu giờ chiều ngày 25/11, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" (gọi tắt là Đề án 258) do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì cùng đầu cầu trực tuyến 63 tỉnh thành trên cả nước. 

(LĐ online) - Đầu giờ chiều ngày 25/11, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (gọi tắt là Đề án 258) do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì cùng đầu cầu trực tuyến 63 tỉnh thành trên cả nước. 
 
Phía đầu cầu Lâm Đồng tham dự có ông Phan Văn Đa - TUV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cùng lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Uỷ Ban Kiểm tra Tỉnh Uỷ, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh…
 
Đầu cầu Lâm Đồng tổ chức hội nghị trực tuyến với Văn phòng Chính phủ chiều 25/11- Ảnh: C.Thành
Đầu cầu Lâm Đồng tổ chức hội nghị trực tuyến với Văn phòng Chính phủ chiều 25/11- Ảnh: C.Thành

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá, qua 5 năm, Đề án 258 triển khai đồng bộ tại 64 tỉnh, thành phố có hiệu ứng lan tỏa, tác động tích cực về nhận thức của Thủ trưởng Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác giám định tư pháp, từ đó đã tạo “đà” trong việc lãnh đạo, chỉ đạo một cách quyết liệt trong việc củng cố tổ chức, quan tâm hơn đối với tổ chức giám định tư pháp, người thực hiện giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý. Với sự chủ động, tích cực tham mưu của Sở Tư pháp, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án ở nhiều địa phương đã hoạt động tương đối hiệu quả, chỉ đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ giải pháp về củng cố, kiện toàn tổ chức, con người, tăng cường cơ sở vật chất, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong công tác giám định tư pháp địa phương, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp ở địa phương. 
 
Sắp tới, về hoàn thiện thể chế hệ thống tổ chức pháp y tâm thần được “tổ chức lại” theo hướng tập trung, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn yêu cầu của hoạt động tố tụng. Hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự được củng cố. Viện Khoa học hình sự được kiện toàn nhân sự lãnh đạo, bổ sung biên chế, tiếp nhận phòng kỹ thuật phòng chống tội phạm theo mô hình tổ chức mới của Bộ, thành lập Phòng giám định kỹ thuật số và điện tử, thành lập Phân viện tại thành phố Đà Nẵng. Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh trên toàn quốc được kiện toàn, theo đó mỗi phòng kỹ thuật hình sự có 5 đội công tác (03 đội chức năng và 02 đội giám định).
 
Bộ Tư pháp nhận định bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám định tư pháp vẫn còn có những khó khăn, hạn chế như chậm giải ngân kinh phí của cơ quan tiến hành tố tụng cho các tổ chức cá nhân thực hiện giám định, cơ chế để khuyến khích, thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia giám định tư pháp xây dựng chưa rõ ràng. Bộ Tư pháp cùng lãnh đạo các đầu cầu như TP.HCM, Cần Thơ, Nghệ An.. đã đề xuất nhiều giải pháp để khắc phục những khó khăn hạn chế để nâng cao hoạt động giám định tư pháp trong thời gian tới.
 
C.THÀNH