(LĐ online) - Chiều ngày 18/4, tiếp tục phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn về nhiều nội dung được dư luận xã hội quan tâm như: công tác quản lý an toàn thông tin mạng, tình hình an toàn thông tin Việt Nam, hành lang pháp lý về an toàn thông tin, giải pháp nhằm giám sát an toàn thông tin mạng, phòng chống thư rác…
[links()]
* Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Đoàn Lâm Đồng chất vấn về người sử dụng mạng Internet hiện nay rất thiếu luồng thông tin “đỏ” mang tính định hướng.
|
Các đại biểu tham dự tại đầu cầu Lâm Đồng |
(LĐ online) - Chiều ngày 18/4, tiếp tục phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn về nhiều nội dung được dư luận xã hội quan tâm như: công tác quản lý an toàn thông tin mạng, tình hình an toàn thông tin Việt Nam, hành lang pháp lý về an toàn thông tin, giải pháp nhằm giám sát an toàn thông tin mạng, phòng chống thư rác…
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông về việc xử lý các cá nhân, tổ chức đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổchức…
Việc kiểm duyệt chương trình, nội dung quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như thế nào vì hiện nay xảy ra tình trạng nhiều chương trình game show, nhiều nội dung quảng cáo thiếu tính giáo dục cao, thiếu tế nhị, thiếu văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong nhân dân.
Người sử dụng mạng Internet như bị rơi vào “mê hồn trận” của thông tin “đen”, thông tin trái chiều, thiếu tích cực, đặc biệt thông tin mạng hiện nay rất thiếu những luồng thông tin “đỏ” mang tính địnhhướng, giáo dục cao… là câu hỏi được đại biểu Quốc hội NguyễnTạo - Đoàn Lâm Đồng chất vấn Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.
Trả lời tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng: trong những năm qua, tình hình an toàn thông tin mạng là chủ đề nóng và được sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có nền tảng công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thông, Internet phát riển mạnh.
Tại Việt Nam, nổi lên là vụ tấn công mạng vào Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cuối tháng 7/2016, tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại, nhất là các phần mềm độc hại mã hóa dữ liệu để tống tiền tăng cao, tình hình lừa đảo trực tuyến, nhất là lừa đảo trên mạng xã hội, qua tin nhắnvẫn còn phổ biến, nhiều người cả tin hoặc do nhận thức về an toàn thông tin còn hạn chế nên dễ dàng mắc lừa, gây thiệt hại về kinh tế. Tình trạng lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ đang ở mức báo động. Điển hình là hiện tượng người sử dụng bị mất tiền trong các tài khoản ngân hàng còn xảy ra….
Theo đó, giải pháp được BộThông tin - Truyền thông đưa ra, đó là: trình Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020; xây dựng và trình Chính phủ ban hành quyết định 63 về phê duyệt quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020; tăng cường tuyên truyền, phổ biến về an toàn thông tin, xây dựng các hệ thống kỹ thuật tập trung như: hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam, hệ thống trung tâm kỹ thuật an toàn mạng quốc gia nhằm tăng cường cảnh báo, giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho các bộ, ngành, địap hương trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Cũng theo Bộ Thông tin – Truyền thông, nguyên nhân chính của những hạn chế, khó khăn trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng đó là vẫn còn bị động, nhận thức của lãnh đạo, tổchức, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Do nguồn nhân lực trong chuyên ngành an toàn thông tin còn mỏng, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu nên không có cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật như nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.
Về vấn đề này, giải pháp của Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đưa ra, đó là nghiêm khắc xử lý vi phạm, thu hồi thẻ nhà báo, đình chỉ hoạt động của cơ quan báo chí, kênh truyền hình khi có vi phạm đưa thông tin thiếu chính xác, sai sự thật gây hậu quả về kinh tế - xã hội, yêu cầu cơ quan báo chí xin lỗi nếu đưa tin sai sự thật. Thời gian tới, Bộ Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ tăng cường công tác hậu kiểm, thanh kiểm tra, kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề sim rác, tin nhắn rác, thu hồi 20 triệu sim 11 số, giảm lãng phí kho số quốc gia.
Nguyệt Thu