Lãnh đạo tỉnh tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại địa phương

03:11, 18/11/2017

* Sáng ngày 18/11/2017, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến đã tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam 18/11/1930 – 18/11/2017.

* Sáng ngày 18/11/2017, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến đã tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam 18/11/1930 – 18/11/2017.  
 
Bí thư Tỉnh ủy tặng bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng đại đoàn kết dân tộc cho cán bộ và nhân dân thôn Xuân Sơn. Ảnh: Nguyệt Thu
Bí thư Tỉnh ủy tặng bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng đại đoàn kết dân tộc cho cán bộ
và nhân dân thôn Xuân Sơn. Ảnh: Nguyệt Thu

Cùng tham dự có ông Đường Anh Ngữ - Phó Chủ tịch thường trực UBMTTQ tỉnh, ông Trần Đình Văn – TUV – Chánh văn phòng Tỉnh ủy, ông Đặng Thế Hải – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, ông Võ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt, lãnh đạo MTTQ Đà Lạt, lãnh đạo xã Xuân Trường và đông đảo bà con nhân dân thôn Xuân Sơn cùng tham dự ngày hội.
 
Thôn Xuân Sơn là một thôn anh hùng, có truyền thống cách mạng, thôn có nhiều đối tượng gia đình chính sách, trên 17 mẹ VNAH, 80 gia đình thương binh liệt sĩ, có công cách mạng. 
 
Trong thời kỳ đổi mới, thôn Xuân Sơn là thôn văn hóa tiêu biểu của xã, đi đầu trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân thực hiện tốt các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư, có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nhân dân trong thôn luôn đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, phát huy tốt truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”. 
 
Về tham dự ngày hội cùng bà con, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Xuân Tiến đã ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của Cán bộ và nhân dân thôn Xuân Sơn trong thời gian qua. Bí thư nhấn mạnh: thôn Xuân Sơn với truyền thống cách mạng, thời kỳ kháng chiến là vùng căn cứ cách mạng, đa số các hộ dân nơi đây đều là cơ sở nuôi dấu chiến sĩ cách mạng, đã có hơn 17 mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 80 hộ gia đình chính sách, đây là sự hy sinh cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương luôn ghi nhận và tri ân công lao to lớn này. Ngày nay, trong giai đoạn đổi mới, thôn lại đi đầu trong mọi phong trào thi đua phát triển kinh tế, làm tốt công tác giữ gìn bảo vệ môi trường, xây dựng thôn văn hóa, đời sống nhân dân ngày một khá hơn với trên 70% hộ đạt mức sống khá trở lên, nhiều hộ giàu và là điển hình kinh tế của thôn, xã, thành phố… Có được sự thành công đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tiếp tục khẳng định niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước ta.
 
 Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo trong thời gian tới chi bộ, ban điều hành thôn cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp, sức mạnh đoàn kết trong nhân dân, tranh thủ các ý kiến đóng góp tâm huyết của nhân dân, các tổ chức chính trị, tôn trọng lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến góp ý của nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.
 
Dịp này, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ tỉnh cũng tặng bức tranh Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng của tình đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam và tặng phần quà trị giá 10 triệu đồng đến tập thể cán bộ và nhân dân thôn Xuân Sơn trong ngày hội đại đoàn kết. Thành phố Đà Lạt đã tặng quà cho các gia đình chính sách tiêu biểu của thôn.
 
* Chiều ngày 17/11, thôn Tà Sơn (xã Tà Năng) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân dân tộc. Đồng chí Trần Đức Quận- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến dự.
 
 Đồng chí Trần Đức Quận cùng lãnh đạo huyện Đức Trọng trao bằng công nhận “Khu dân cư tiêu biểu” và bức ảnh bác Hồ - bác Tôn cho cán bộ và nhân dân thôn Đà Loan
Đồng chí Trần Đức Quận cùng lãnh đạo huyện Đức Trọng trao giấy chứng nhận “Khu dân cư tiêu biểu” và bức ảnh bác Hồ - bác Tôn cho cán bộ và nhân dân thôn. Ảnh: Thy Vũ
Thôn Tà Sơn có 137 hộ, với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong những năm qua, người dân thôn Tà Sơn luôn có ý thức giữ gìn và phát huy các bản sắc truyền thống của các dân tộc anh em trên địa bàn như Tày, Nùng và Chu ru. Song song với đó, người dân trong thôn cũng luôn đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa… Năm 2017, có 108 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa và số hộ đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liền là 95 hộ; có 70% hộ dân đã xây dựng được nhà vệ sinh kiên cố; trong thôn chỉ còn 3 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo…
 
Đồng chí Trần Đức Quận đã biểu dương và ghi nhận những kết quả mà thôn Tà Sơn đã đạt được và cũng rằng, trong năm 2018, thôn Tà Sơn sẽ tổ chức được nhiều phong trào thi đua hơn nữa. Cùng đó, cần phát huy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao tỷ lệ hộ giàu, từng bước xóa hộ nghèo và cận nghèo. Song song với đó là tiếp tục vận động bà con nhân dân trên địa bàn thôn giữ gìn an ninh trật tự, không có tệ nạn ma tý; vận động con em đến lớp, chăm học, chăm làm…
 
Dịp này, Đồng chí Trần Đức Quân đã trao tặng bà con nhân dân thôn Tà Sơn bức ảnh Bác Hồ - bác Tôn; giấy chứng nhận “Khu dân cư tiêu biểu” của UBMTTQVN tỉnh và 10 triệu đồng. 
 
Ngoài ra, Huyện ủy Đức Trọng cũng trao tặng 3 hộ nghèo và 1 hộ gia đình chính sách mỗi hộ 2 triệu đồng.
 
* Ngày 18/11, Thôn 9, xã Tân Châu (Di Linh) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2017). Đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Lâm Đồng đã về dự.  
 
Đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh tặng ảnh chân dung Bác Hồ với Bác Tôn cho cán bộ và nhân dân thôn 9
Đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh
tặng ảnh chân dung Bác Hồ với Bác Tôn cho cán bộ và nhân dân Thôn 9

Tại buổi lễ, nhân dân Thôn 9 đã cùng nhau ôn lại Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam. Phát huy truyền thống đó, những năm qua, Thôn 9 luôn là điểm sáng của xã Tân Châu trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. 
 
Toàn thôn hiện có 240 hộ với 1.215 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Nùng chiếm 70%, sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Nhờ nỗ lực trong lao động sản xuất, nên đến nay đời sống của người dân luôn được nâng cao; 100% hộ có thu nhập ổn định, là thôn duy nhất trên địa bàn xã không còn hộ nghèo và cận nghèo; có 98 hộ giàu (chiếm 41%); trên 80% hộ có nhà xây kiên cố… thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/ người/năm. Toàn thôn có 235 gia đình văn hóa trong đó có 140 gia đình văn hóa tiêu biểu.
 
Ngoài việc chú trọng chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, những năm qua nhân dân Thôn 9 còn đóng góp gần 1,5 tỷ đồng để nhựa hóa gần 1,9 km đường giao thông nông thôn; hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng nông thôn mới trị gía 200 triệu đồng. Về y tế, văn hóa, giáo dục và vệ sinh môi trường thường xuyên được quan tâm; các tai tệ nạn xã hội đã được xóa bỏ. Nhân dân Thôn 9  luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
 
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh đã biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà cán bộ và nhân dân Thôn 9 đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí mong muốn cán bộ và nhân dân tiếp tục phát huy hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chương trình xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp, an toàn vệ sinh thực phẩm…
 
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh đã trao tặng cho cán bộ và nhân dân Thôn 9 hình ảnh chân dung Bác Hồ với Bác Tôn và Bằng công nhận là khu dân cư tiêu biểu. 
 
* Sáng 18/11, tại thôn 4, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, người dân trong thôn đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 87 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tới dự và chung vui với người dân thôn 4 có đồng chí Trần Văn Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Lâm Đồng. 
 
Đồng chí Trần Văn Hiệp, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, trao tặng nhân dân thôn 4 bức ảnh Bác Hồ với Bác Tôn
Đồng chí Trần Văn Hiệp, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, trao tặng nhân dân thôn 4 bức ảnh Bác Hồ với Bác Tôn. Ảnh: Trịnh Chu - Tôn Kiên
Tại đây, sau phần ôn lại truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Công tác Mặt trận thôn 4 cho biết: Thôn 4 có diện tích 106 ha; trong đó, có hơn 90 ha đất sản xuất nông nghiệp, với 145 hộ, 543 khẩu. Thôn 4 hiện còn 3 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo. Trong thôn có 8 hộ theo đạo Thiên Chúa, 12 hộ theo đạo Phật. Năm 2017, nhân dân thôn 4 đã chuyển đổi được 3 ha sầu riêng, 1 ha dâu tằm, 3 ha bắp, 4 ha điều và trồng mới được 7 ha cỏ chăn nuôi bò. Ngoài ra, nhân dân thôn 4 còn tích cực xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Trong năm 2017, người dân thôn 4 đã đóng góp 1,2 triệu đồng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, trên 1,4 triệu đồng ủng hộ Quỹ Vì người nghèo... Trong năm 2017, qua bình xét, thôn 4 có 131 gia đình đạt danh hiệu Gia đình Văn hóa. Chi bộ, các đoàn thể xã hội trong thôn đều đạt trong sạch vững mạnh.
 
Đồng chí Trần Văn Hiệp bày tỏ vui mừng khi chứng kiến đời sống của người dân thôn 4 ngày một được nâng cao. Đồng thời, đồng chí Trần Văn Hiệp cũng cám ơn Đảng bộ huyện, xã đã tạo mọi điều kiện, chăm lo cho đời sống nhân dân. 
 
Riêng 3 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo trong thôn 4, đồng chí Trần Văn Hiệp đề nghị huyện Đạ Huoai và xã Đạ Oai nên quan tâm, tạo điều kiện để những hộ này sớm thoát nghèo.
 
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Văn Hiệp đã tặng cán bộ, nhân dân thôn 6 bức ảnh Bác Hồ và Bác Tôn.
     
Dịp này, cán bộ và nhân dân thôn 4 được tỉnh tặng 10 triệu đồng và được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen.
 
* Nhân dịp Kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2017), sáng 18/11, đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã về thăm và dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng đông đảo cán bộ và nhân dân tổ dân phố 10 (phường 2, TP Bảo Lộc). Cùng dự có ông Phan Hoàng Anh, Phó Chủ tịch UBMTTQ; ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc; đại diệnUBMTTQ TP và lãnh đạo UBND phường 2.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho tập thể tổ dân phố 10
Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho tập thể tổ dân phố 10. Ảnh: Khánh Phúc

Tổ dân phố 10 (phường 2) có hơn 260 hộ dân, với 1.268 nhân khẩu. Nhiều năm qua, nhân dân trong tổ đã đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng Chương trình nông thôn mới và đô thị văn minh. Đến nay, hầu hết các con hẻm trên địa bàn đã được người dân đóng góp kinh phí, công sức để nhựa hóa, bê tông hóa sạch đẹp; nhà cửa được xây dựng khang trang góp phần đưa cuộc sống của người dân ngày một nâng cao. Người dân tổ dân phố 10 luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong việc đóng góp, ủng hộ các loại quỹ. Trong năm 2017, người dân tổ dân phố 10 đã đóng ủng hộ các loại quỹ (đền ơn đáp nghĩa, người nghèo, chăm sóc người cao tuổi, phòng chống thiên tai...) được 17,7 triệu đồng. Trong năm, tổ có 255 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm hơn 97%; trong đó, có 13 hộ đạt gia đình văn hóa tiêu biểu Đặc biệt, trong năm 2017, tổ đã vận động nhân dân đóng góp được 117 triệu đồng để xây dựng hội trường tổ dân phố, với tổng kinh phí 217 triệu đồng.
 
Tham dự Ngày hội Đại đoàn kết cùng bà con tổ dân phố 10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, thành quả của cán bộ, nhân dân tổ dân tổ dân phố 10; đồng thời, khẳng định Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân là sự kiện chính trị quan trọng nhằm phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp ý chí nguyện vọng của nhân dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn, trong thời gian tới, cán bộ tổ dân phố 10 tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động nhằm tạo sức lan tỏa trong nhân dân để thực hiện tốt các nhiệm vụ; làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân học tập, làm theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
 
Nhân dịp này, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bức ảnh “Bác Hồ với Bác Tôn” cùng Bằng khen của UBND tỉnh và quà cho tập thể tổ dân phố 10 và các gia đình tiêu biểu.
 
* Sáng 18/11/2017, đến dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cao Sinh (xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên), Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Triệu đã biểu dương những thành tích xuất sắc mà nhân dân thôn Cao Sinh đạt được trong thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
 
Thôn Cao Sinh có tổng số 65 hộ với 268 nhân khẩu, gồm ba dân tộc anh em là: Kinh, Tày và Nùng. Đây là thôn điểm đầu tiên của huyện Cát Tiên vừa được UBMMT Việt Nam tỉnh Lâm Đồng công nhận là "Khu dân cư văn hóa kiểu mẫu" trong thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Trong năm 2017, nhân dân thôn Cao Sinh đã phát huy tinh thần đoàn kết thực hiện tốt 5 nội dung của cuộc vận động, nhân dân trong thôn đã hiến 2.000m2 đất, đóng góp gần 1.900 ngày công lao động, 360 triệu đồng tiền mặt để cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước bê tông hóa 1,7 km đường giao thông nông thôn, nhờ vậy đến nay, tất cả gần 6 km đường giao thông chính ở trong thôn đã được bê tông hóa. Sản xuất của nhân dân chủ yếu là trồng lúa, trồng điều, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của người dân thôn Cao Sinh đã đạt 42 triệu đồng/năm, thôn chỉ còn một hộ nghèo. Toàn thôn đã có 95,3% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, thôn đã 13 năm liền giữ vững danh hiệu thôn văn hóa. 
 
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Triệu mong muốn nhân dân thôn Cao Sinh tiếp tục phát huy tốt tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, cùng thi đua thực hiện đạt hiệu quả cao các phong trào thi đua yêu nước, xứng là khu dân cư văn hóa kiểu mẫu. 
 
* Sáng 18/11, đông đảo người dân thôn Nau Sri (xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc) đã tập trung tại hội trường thôn để tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. 
 
Tại đây, người dân trong thôn đã được nghe ôn lại truyền thống Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thôn trong năm 2017.  Trong những năm qua, thôn Nau Sri đã được sự quan tâm của các cấp, ngành nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng lên rất nhiều. Riêng trong năm 2017,  người dân trong thôn đã được hỗ trợ 4.000 cây cà phê ghép, 200 cây bơ, 200 cây sầu riêng. Người dân trong thôn còn huy động mọi nguồn lực để tập trung phát triển sản xuất. Nhờ đó, đến nay, chỉ còn 9 hộ nghèo và 31 hộ cận nghèo trong tổng số368 hộ dân toàn thôn. Ngoài ra, thông qua nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, có 178 hộ được vay vốn phát triển sản xuất với số tiền gần 2,9 tỷ đồng. Trong năm, cũng có 3 hộ nghèo trên địa bàn thônđược xây nhà Đại đoàn kết. Nhiều tuyến đường đã được đầu tư bê tông, nhựa hoá. TP đã hỗ trợ lắp đặt 35 bóng đèn chiếu sáng dọc đường trục chính trong thôn. Người dân cũng đã tự bỏ tiền đầu tư 21 bóng đèn để chiếu sáng các đường xóm. Đến nay, đã có 316/ 368 hộ dân trong thôn đạt danh hiệu gia đình văn hoá. 
 
Thôn Nau Sri là 1 trong 6 thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Bảo Lộc. Trong những năm qua, thôn Nau Sri nói riêng và các thôn, buôn đồng bào dân tộc trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm của Thành uỷ, UBND và UBMTTQVN TP Bảo Lộc. Ông Lê Hoàng Phụng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Bảo Lộc đã biểu dương những kết quả mà cán bộ và nhân dân thôn Nau Sri đã đạt được trong thời gian qua. Sắp tới, bà con trong thôn cùng đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới. 
 
Dịp này, Ban thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã tặng cho thôn Nau Sri số tiền 10 triệu đồng để làm kinh phí hoạt động. TP Bảo Lộc cũngđã tặng quà cho các hộ nghèo và hộ gia đình tiêu biểu trong thôn.

* Chiều ngày 18/11, nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam 18/11/1930 – 18/11/2017, đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân - UVBTV, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Lạt đã đến tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tại khu dân cư Hà Đông, thành phố Đà Lạt.
 
Bí thư Thành ủy Đà Lạt Huỳnh Thị Thanh Xuân tặng bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn biểu tượng đại đoàn kết dân tộc cho cán bộ và nhân dân khu dân cư Hà Đông
Bí thư Thành ủy Đà Lạt Huỳnh Thị Thanh Xuân tặng bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn biểu tượng đại đoàn kết
dân tộc cho cán bộ và nhân dân khu dân cư Hà Đông

Cụm dân cư Hà Đông được thành lập từ năm 1938, với tổng diện tích 64ha, gồm 03 tổ dân phố. Từ 35 hộ ban đầu thành lập đến nay đã có 492 hộ dân. Bà con làng hoa Hà Đông sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, dịch vụ, trong đó nổi bật là các sản phẩm hoa cắt cành là hoa cúc, đồng tiền, cẩm chướng, địa lan… hàng năm cung cấp cho thị trường từ 90 - 100 triệu cành hoa các loại, giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt từ 0,8 - 1,2 tỷ đổng/ha/năm. 
 
Khu dân cư Hà Đông được thành phố và phường 8 đánh giá là mô hình khu dân cư văn hóa tiêu biểu với nhiều phong trào thi đua được nhân dân tích cực hưởng ứng. Chi bộ, Ban điều hành khu dân cư đã tích cực vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kết quả nộp thuế đất phi nông nghiệp đạt trên 90%, huy động sức dân xây dựng, sửa chữa được cây cầu trị giá 70 triệu đồng, làm đường hẻm qua suối Hà Đông trị giá 80 triệu đồng …
 
Tham dự ngày hội với bà con nhân dân khu dân cư Hà Đông, Bí thư Thành ủy đề nghị Đảng ủy - UBND phường 8 tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho hệ thống chính trị khu dân cư, triển khai các nghị quyết 7 của Thành ủy về phát triển các làng hoa trên địa bàn thành phố, nâng cao nhận thức và tạo sự hưởng ứng của nhân dân. Đẩy mạnh thi đua sản xuất, hỗ trợ nhân dân xây dựng các điển hình, mô hình tiên tiến, trở thành điểm đến văn hóa du lịch yêu thích của du khách, hưởng ứng tốt các hoạt động Festival hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017. 
 
Nhân dịp này, Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ thành phố đã gửi tặng cán bộ và nhân dân khu dân cư Hà Đông bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng của đại đoàn kết dân tộc và gửi tặng phần quà trị giá 10 triệu đồng cho khu dân cư. UBMTTQ tỉnh tặng Bằng khen công nhận khu dân cư Hà Đông là khu dân cư văn hóa tiêu biểu.

* Ngày 18/11, thôn Bia Ray (xã N’thol Hạ, Đức Trọng) đã long trọng tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự.
 
Thôn Bia Ray được hình thành trước năm 1975, với số hộ hiện có là 240 hộ, có 95% người dân theo đạo Thiên Chúa, 5% theo đạo Tin Lành và không theo đạo. Trong năm qua, người dân trong thôn đã tích cực thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do mặt trận các cấp phát động, với nhiều hoạt động thiết thực như: Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục; đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường… Trong năm 2017, có 300 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” và hộ đạt chuẩn “Gia đình văn hóa” 3 năm liền là 260 hộ… Với những kết quả đạt được, thôn Bia Ray đã được UBMTTQVN tỉnh công nhận là “Khu dân cư tiêu biểu”.
 
Dịp này, ông Phan Văn Đa đã trao tặng cán bộ và nhân dân thôn Bia Ray bức ảnh Bác Hồ - Bác Tôn cùng 10 triệu đồng; UBMTTQVN tỉnh trao tặng giấy chứng nhận “Khu dân cư tiêu biểu”.

* Sáng ngày 18/11, tại thôn 4 - xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Tới dự, có đồng chí K' Mák - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Lạc Dương và cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn.
 
Phát biểu tại buổi lễ đồng chí K' Mák - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã ghi nhận những thành tích của nhân dân thôn 4 xã Đạ Sar đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời, mong muốn nhân dân thôn 3 và toàn thể cán bộ nhân dân xã Đạ Sar tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết, vượt qua khó khăn, giúp đỡ nhau trong đời sống lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình để xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định phát triển.
 
Dịp này, UBMTTQVN tỉnh Lâm Đồng đã tặng cho Ban công tác mặt trận thôn 4 bức tranh Bác Hồ - Bác Tôn và 10 triệu đồng tiền mặt; đồng thời, trao Bằng công nhận thôn 4 xã Đạ Sar là khu dân cư tiêu biểu thực hiện tốt Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" năm 2017. 

* Sáng ngày 18/11, thôn 3 (xã B’Lá, huyện Bảo Lâm) đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Đến dự ngày hội có đồng chí Dương Công Hiệp, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, lãnh đạo huyện Bảo Lâm và toàn thể nhân dân thôn 3, xã B’Lá. 
 
Thôn 3 có 94 hộ với 413 khẩu, đa số là dân tộc Nùng di cư từ phía Bắc vào xây dựng kinh tế. Đây là thôn điểm của huyện Bảo Lâm được chọn để thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Trong năm, đã có nhiều hộ gia đình trong thôn tình nguyện hiến đất làm đường, xây dựng đường giao thông liên thôn, xây dựng mô hình “Thắp sáng đường quê”. Đến nay, thôn 3 không còn hộ nghèo và cận nghèo. 
 
Đồng chí Dương Công Hiệp, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến bà con thôn 3 nhân ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng chí mong muốn bà con tiếp tục đoàn kết giúp nhau, tương thân tương ái, phát huy tình làng, nghĩa xóm, giữ gìn văn hóa dân tộc. 
 
* Sáng ngày 18/11, Đại tá Nguyễn Bình Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, đã về tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn 3 (xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh). 
 
Ảnh: Phạm Công Tám
Ảnh: Phạm Công Tám
Thôn 3 có 81 hộ với 390 khẩu, gồm 3 dân tộc cùng sinh sống. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lúa nước, chăn nuôi kết hợp với phát triển cây công nghiệp và phát triển nghề rừng. Thông qua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã tạo điều kiện cho việc phối hợp thực hiện các chương trình, phong trào; góp phần động viên nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương và cơ sở. Các tổ chức đoàn thể đã tổ chức nhiều phong trào hành động có ý nghĩa thiết thực như phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hội phụ nữ, CCB đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật vào trong sản xuất và chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi…góp phần hoàn thành chỉ tiêu chi bộ đề ra. Số hộ giàu của thôn có 28 hộ, khá 40 hộ, trung bình là 11 hộ và còn 2 hộ nghèo. Qua bình xét, năm 2017 toàn thôn có 74 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 91,3%, 66 hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm liền trở lên, tỷ lệ 88%. Thôn 3 giữ vững danh hiệu thôn văn hóa 6 năm liền
 
Đến dự và chung vui với bà con nhân dân thôn 3, Đại tá Nguyễn Bình Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh mong rằng  cán bộ và nhân dân trong thôn tiếp tục phát uy những kết quả đã đạt được; đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất; nhiệt tình tham gia đóng góp công sức, tiền của cho chương trình xây dựng nông thôn mới, dô thị văn minh tại địa phương góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mỗi cá nhân và gia đình cũng như thúc đẩy  kinh tế - xã hội của thôn, của xã và của huyện phát triển nhanh và bển vững.
 
Dịp này, thôn 3, xã An Nhơn đã được công nhận khu dân cư tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tỉnh Lâm Đồng năm 2017. 
 
N​hóm PV