Ðảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, được tổ chức tại các đơn vị cơ sở. Tính đến cuối năm 2015, tổng số đảng viên trong toàn Ðảng lên hơn 4,65 triệu, với hơn 57.000 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có hơn 23.000 đảng bộ cơ sở và hơn 34.000 chi bộ cơ sở, hơn 230.000 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở.
Ðảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, được tổ chức tại các đơn vị cơ sở. Tính đến cuối năm 2015, tổng số đảng viên trong toàn Ðảng lên hơn 4,65 triệu, với hơn 57.000 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có hơn 23.000 đảng bộ cơ sở và hơn 34.000 chi bộ cơ sở, hơn 230.000 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở.
Trong hệ thống tổ chức của Đảng, cấp cơ sở là nền tảng của Đảng - hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Tổ chức cơ sở (TCCS) đảng là cầu nối giữa Đảng với dân; là nơi trực tiếp nghiên cứu, quán triệt và đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; đồng thời vận động, tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là nơi phát triển, giáo dục, rèn luyện, sàng lọc, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng viên; nơi đào tạo cán bộ cho Đảng...
TCCS đảng có vai trò rất quan trọng, tạo nên sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Ðảng nói chung. Vì vậy, một trong những nội dung cần đặc biệt quan tâm trong xây dựng, chỉnh đốn Ðảng là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TCCS đảng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng TCCS đảng. Người xác định mỗi chi bộ của Đảng là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng. Đảng mạnh là do các chi bộ đều mạnh, chi bộ là đồn luỹ của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng. Chi bộ là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng.
Để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, cần đặc biệt quan tâm xây dựng TCCS đảng trên các mặt sau đây: Phải không ngừng mở rộng diện che phủ của tổ chức đảng và công tác của Đảng. Theo Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đơn vị cơ sở có ba đảng viên chính thức trở lên phải thành lập TCCS đảng. Hiện nay, số TCCS đảng ở nông thôn, thành thị, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước trên cả nước cơ bản đã được phủ kín. Riêng tỉnh Lâm Đồng, đến 2016, toàn tỉnh có 10 TCCS đảng trong doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước (dưới 50% vốn điều lệ), 2 TCCS đảng trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 22 TCCS đảng doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân... Để từng bước mở rộng diện che phủ của tổ chức Đảng trong các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, những nơi đủ điều kiện thì phải thành lập tổ chức Đảng, còn chưa đủ điều kiện thì áp dụng các biện pháp gắn kết thành lập, liên kết thành lập; những nơi khó khăn cần cử cán bộ chuyên trách trực tiếp giúp đỡ; kịp thời hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức Đảng mới thành lập, qua đó giúp cấp ủy có điều kiện hoạt động thuận lợi hơn…
Xây dựng đội ngũ người đứng đầu TCCS đảng, bởi năng lực người đứng đầu (bí thư) TCCS đảng có ảnh hưởng trực tiếp tới vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Vì vậy, phải coi trọng xây dựng đội ngũ người đứng đầu đảm bảo các yếu tố như: Coi trọng phẩm chất, lựa chọn và rèn luyện người đứng đầu tổ chức cơ sở đảng phải thật nghiêm minh. Đổi mới cơ chế lựa chọn, coi trọng lựa chọn đảng viên ưu tú từ nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, những sinh viên giỏi tốt nghiệp đại học để bồi dưỡng, đào tạo và bố trí giữ chức bí thư tổ chức Đảng. Tăng cường giáo dục - đào tạo, đảm bảo tất cả bí thư TCCS đảng đều được qua đào tạo, bồi dưỡng ngay từ đầu nhiệm kỳ. Thực hiện quy chế trách nhiệm công tác xây dựng Đảng một cách thiết thực; hoàn thiện quy chế kiểm điểm, đánh giá, sát hạch về công tác xây dựng Đảng; kiểm điểm, đánh giá công tác định kỳ của các cấp, các ngành, đơn vị, cá nhân nhất thiết phải có nội dung công tác xây dựng Đảng, bổ nhiệm cán bộ phải xem kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng…
Luôn luôn coi trọng tăng cường quản lý và xây dựng đội ngũ đảng viên, bởi đảng viên là tế bào của cơ thể Đảng, đảng viên có trong sạch thì Đảng mới trong sạch, đảng viên có mạnh thì Đảng mới mạnh. Nội dung quản lý và xây dựng đội ngũ đảng viên cần chú trọng trên các mặt: Xây dựng cơ chế đảng viên giữ cương vị luôn tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ; xác định rõ phạm vi trách nhiệm đảng viên... Thực hiện nghiêm túc sinh hoạt Đảng, quy chế định kỳ phân tích tính Đảng của đảng viên, để đảng viên luôn chịu sự giám sát của chi bộ và quần chúng; chú trọng công tác quản lý đảng viên không có nơi làm việc ổn định, đảng viên đi làm ăn xa. Đảm bảo quy mô tổng số đội ngũ đảng viên, nâng cao trình độ, cơ cấu, nhằm đảm bảo phát huy vai trò của đảng viên trong mọi hoạt động. Lấy nâng cao tính đảng và trình độ chuyên môn làm trọng tâm; tận dụng các phương tiện, các kênh nhằm mở rộng diện giáo dục - đào tạo. Xử lý thỏa đáng những đảng viên không đạt tiêu chuẩn, mạnh dạn đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tiêu chuẩn. Làm tốt công tác đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ đảng viên.
Chú trọng xây dựng TCCS đảng và đảng viên trực tiếp làm tốt công tác quần chúng. Đại hội XII của Đảng đã nêu ra nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng TCCS đảng làm tốt công tác quần chúng. Tùy theo loại hình TCCS đảng (ở nông thôn, thành thị, trong doanh nghiệp, đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang…) để xác định nội dung vận động, dẫn dắt quần chúng chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho phù hợp; giúp đỡ quần chúng nhân dân và đảng viên giải quyết khó khăn trong cuộc sống…
Tạo điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng TCCS đảng được thực hiện một cách thuận lợi, tức là phải xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và chế độ làm việc một cách ổn định, nền nếp; đảm bảo có người phụ trách, có điều kiện để thực hiện nhiệm vụ, có chế độ đãi ngộ khi đang làm việc cũng như khi nghỉ công tác để họ chuyên tâm vào công việc được giao. Trước đây, Đảng yêu cầu cán bộ Đảng, đảng viên phải công hiến, không đặt vấn đề đãi ngộ, nhưng với cơ chế thị trường hiện nay chúng ta cần có chính sách phù hợp, thỏa đáng giữa cống hiến và đãi ngộ, có như vậy mới động viên đảng viên tích cực tham gia công xây dựng Đảng, nhất là ở cơ sở.
Tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh mạnh thì Đảng trong sạch vững mạnh, vì vậy Đảng ta luôn hết sức coi trọng xây dựng TCCS đảng, coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, phải làm vững chắc công tác nắm cơ sở, đặt nền móng vững chắc từ cơ sở, làm cho mỗi TCCS đảng đều trở thành thành luỹ vững chắc của Đảng.
VĂN NHÂN