Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng đề ra giải pháp về phát huy vai trò của Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền;
Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng đề ra giải pháp về phát huy vai trò của Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền; phát huy vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, của Nhân dân, báo chí và công luận trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. MTTQ Việt Nam các cấp đã và đang chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ này.
Để thực hiện có hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, MTTQ các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò và trí tuệ của các ủy viên ủy ban MTTQ, của nhân sĩ, trí thức, các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, người uy tín, đoàn viên, hội viên và sự ủng hộ của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Trong đó, việc tiếp tục thực hiện Quyết định 217 ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được chú trọng.
Sau gần 3 năm thực hiện các kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội các năm 2014, 2015, 2016 và 2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, Hội đồng tư vấn giám sát và phản biện đã cố gắng triển khai một số hoạt động theo các chương trình công tác từng năm và đã đạt được những kết quả khả quan nhất là đã tiến hành tổng kết công tác năm 2016 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2017 cũng như trao đổi thảo luận và thống nhất với việc chuyển đổi sang giai đoạn mới… Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã bổ sung, kiện toàn Hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với 5 chương 12 điều trong đó chức năng của Hội đồng này là tư vấn tham mưu giúp Ủy ban, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng trên lĩnh vực dân chủ-pháp luật; công tác tham gia xây dựng chính quyền; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo các Quyết định 217 và 218 của Bộ Chính trị và một số nội dung khác liên quan.
Hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật (gọi tắt là Hội đồng tư vấn) đã tiếp tục triển khai các mặt hoạt động trong năm 2017 và đã đạt được những kết quả. Ban Chủ nhiệm đã cử đ/c Bùi Thanh Long tham gia Đoàn Giám sát của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì có kết hợp với Đoàn Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ của Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra và giám sát việc huy động nguồn lực và quản lý, sử dụng vốn trong xây dựng nông thôn mới và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại 12 huyện, thành; 12 xã, phường và 12 thôn, tổ dân phố trong tỉnh. Việc tham gia kiểm tra và giám sát trên đã được Ban Thường trực MTTQ tỉnh đánh giá cao, bước đầu tạo hiệu quả và nhận được sự tín nhiệm, đồng thuận trong Nhân dân.
Thời gian qua, Hội Đồng tư vấn đã thực hiện phản biện Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh với các nội dung nghị quyết tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Nghị quyết quy định về sáp nhập, chia tách, thành lập thôn, tổ dân phố mới thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 ban hành quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng các khoản phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và tham gia phản biện xã hội các văn bản khác của Đảng và Nhà nước Trung ương và địa phương khi có yêu cầu nhưng do không tổ chức nên năm nay Hội đồng tư vấn không thực hiện công tác phản biện nào.
Ngoài ra, các thành viên trong Ban Chủ nhiệm Hội Đồng Tư vấn Dân chủ pháp luật đã tham gia tư vấn và phản biện Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh Lâm Đồng. Ban Chủ nhiệm còn tham gia góp ý trực tiếp vào các dự thảo về giáo dục đào tạo và xây dựng Khu Du lịch quốc gia Đan Kia - Suối Vàng. Ban Chủ nhiệm còn tham mưu cho Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc tỉnh giải quyết 2 đơn khiếu nại của Hà Thị Loan, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương và bà Nguyễn Thị Nguyện, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo bà Hoàng Thị Khiêm - Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh: Còn một số hạn chế cần khắc phục như chưa tiến hành phản biện được và chưa tiến hành khảo sát hoạt động giám sát và phản biện xã hội của một số tổ chức chính trị - xã hội khác và của một số Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thành như kế hoạch đã đề ra cũng như chưa thực hiện được các đề xuất với Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức giám sát việc đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ của tỉnh và giám sát việc giải quyết một số đơn khiếu nại, tố cáo… Về nguyên nhân khách quan là chỉ thực hiện phản biện khi nào có yêu cầu và thực hiện khảo sát theo bố trí của Ban Thường trực MTTQ tỉnh. Trong thời gian tới, cần tiến hành khảo sát và trao đổi kinh nghiệm với các Ban Tư vấn của Mặt trận cấp huyện và các đoàn thể chính trị xã hội để phát huy tốt hơn nữa vai trò của giám sát và phản biện trong giai đoạn hiện nay. |
NGUYỆT THU