(LĐ online) - Sáng ngày 15/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thảo góp ý Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. Hội thảo dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Tạo – Phó Trưởng đoàn Chuyên trách ĐBQH Lâm Đồng cùng sự có mặt của đại diện các sở, ngành liên quan, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn...
(LĐ online) - Sáng ngày 15/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thảo góp ý Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. Hội thảo dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Tạo – Phó Trưởng đoàn Chuyên trách ĐBQH Lâm Đồng cùng sự có mặt của đại diện các sở, ngành liên quan, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn...
|
Các đại biểu tham dự hội thảo góp ý dự án luật Giáo dục và Luật sửa đổ, bổ sung của Luật Giáo dục đại học |
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe ông Nguyễn Tạo thông tin tóm tắt về Dự án 2 luật trên. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 36 điều; bổ sung 03 điều mới, bãi bỏ 10 điều, phù hợp với Nghị quyết số 34/2017/QH14 của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Dự án Luật Giáo dục được xây dựng nhằm phát huy các kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Giáo dục (2005) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (2009). Qua 12 năm thực thi, Luật Giáo dục đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Các đại biểu góp ý về: Một số quy định về chính sách đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên sư phạm chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay. Quy định về hệ thống giáo dục quốc dân chưa thể hiện được sự gắn kết chặt chẽ giữa các cấp học và trình độ đào tạo; giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; thiếu định hướng phát triển và phân luồng người học từ sau trung học cơ sở. Quy định về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, nhất là những yêu cầu về vận dụng kiến thức, rèn luyện tư duy độc lập, khả năng tự học, các kỹ năng thực hành, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng ngoại ngữ và tin học; chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho học sinh Việt Nam theo học các chương trình đào tạo quốc tế; quan điểm tích hợp chưa được quán triệt đầy đủ trong thiết kế chương trình giáo dục.
Các ý kiến góp ý sẽ được Đoàn ĐBQH Lâm Đồng tiếp thu, tổng hợp và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.
Nguyệt Thu – Tuấn Hương