Kỳ 2: Người đi xin có thương hiệu

04:10, 19/10/2018

(LĐ online) - Nếu không từng là nhà báo, nếu không phát huy trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo, nếu không từng làm tốt công tác truyền thông báo chí thì ông Nguyễn Văn Lực sẽ không kết nối được nhiều kênh thông tin, không xin được nhiều nguồn tài trợ của các tập đoàn lớn, các tổ chức phi chính phủ, các bệnh viện, các nhà hảo tâm để có thể kêu gọi được đến ngày hôm nay với tổng tiền 338 tỷ đồng trong một nhiệm kỳ 5 năm vừa qua (2011 – 2018).

[links()] (LĐ online) - Nếu không từng là nhà báo, nếu không phát huy trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo, nếu không từng làm tốt công tác truyền thông báo chí thì ông Nguyễn Văn Lực sẽ không kết nối được nhiều kênh thông tin, không xin được nhiều nguồn tài trợ của các tập đoàn lớn, các tổ chức phi chính phủ, các bệnh viện, các nhà hảo tâm để có thể kêu gọi được đến ngày hôm nay với tổng tiền 338 tỷ đồng trong một nhiệm kỳ 5 năm vừa qua (2011 – 2018).
 
Số tiền này đã cứu sống hơn 900 cháu bé mắc bệnh tim bẩm sinh và xây dựng hàng trăm căn nhà tình thương, giúp đỡ nhu yếu phẩm cho hàng ngàn gia cảnh vào các dịp tết đến, xuân về hay không may gia cảnh ngặt nghèo, giúp hàng ngàn người khuyết tật có xe lăn để thay đôi chân, giúp hàng trăm cháu bé có xe đạp để tới trường….
 
Anh Lực cùng các bé trước khi vào phòng phẫu thuật tim
Anh Lực cùng các bé trước khi vào phòng phẫu thuật tim
 
Khi bắt tay vào nhận nhiệm vụ của một Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Lâm Đồng năm 2011, ông Nguyễn Văn Lực lập tức chú ý đến mạng sống của các cháu bé mắc bệnh tim bẩm sinh. Bởi nếu như không có Hội, mỗi một ca mổ tim mất 326 triệu đồng, mà phần lớn gia đình các bé mắc bệnh tim bẩm sinh lại rất nghèo, không có tiền đi xe chứ lấy đâu ra tiền để mổ tim. Cứ thế, cứ thế, dòng đời cuốn ông theo những gia cảnh rất đỗi nghèo khó, thương tâm và công việc dường như với ông là không ngơi nghỉ. Bởi phía sau ông là hàng trăm, hàng ngàn những mảnh đời khó khăn, bất hạnh đang cần được giúp đỡ.
 
Chúng tôi gặp ông khi ngày mai, các Bác sĩ quốc tế sẽ cho robot tầm soát trái thận ghép và những vết mổ trong cơ thể của ông. Thế nhưng, bên khung cửa sổ nhìn ra bầu trời phủ mây đen, ông lại nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời này có quá nhiều việc ý nghĩa phải làm, nó không cho phép chúng ta lãng phí thời gian cho những phiền muộn về bệnh tật! Đó là cách ông luôn tự động viên mình vượt qua bệnh tật và sống như mỗi ngày là một niềm vui, một sự hứng khởi và cống hiến. 
 
Bởi thế, ông được người dân và các nhà hảo tâm gọi với cái tên thân thuộc “Người đi xin có thương hiệu” – Bởi tất cả những việc làm, hành động của Hội và của chính ông đều rất thiết thực, rất bổ ích và kịp thời, chính xác đến tuyệt đối để lấy được niềm tin của các tổ chức phi chính phủ, các mạnh thường quân trong và ngoài nước đang muốn từng ngày, từng giờ tiếp sức cho người nghèo, em bé mắc bệnh tim, người tàn tật, trẻ mồ côi….
 
Nhóm tác giả: Nguyệt Thu – Diệp Quỳnh – Khánh Phúc