Ðẩy mạnh giám sát liên thông

08:04, 15/04/2019

Trong quá trình tổ chức thực hiện giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã từng bước đổi mới phương pháp giám sát. Ðối tượng giám sát đã được xác định cụ thể hơn, để từ đó xây dựng nội dung giám sát phù hợp, được dư luận đồng tình, ủng hộ.

Trong quá trình tổ chức thực hiện giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã từng bước đổi mới phương pháp giám sát. Ðối tượng giám sát đã được xác định cụ thể hơn, để từ đó xây dựng nội dung giám sát phù hợp, được dư luận đồng tình, ủng hộ.
 
Đoàn giám sát của UBMTTQVN tỉnh giám sát về môi trường - một vấn đề được Nhân dân hết sức quan tâm nhằm giữ gìn thành phố Đà Lạt xanh - sạch - đẹp. Ảnh: N.Thu
Đoàn giám sát của UBMTTQVN tỉnh giám sát về môi trường - một vấn đề được Nhân dân hết sức quan tâm nhằm giữ gìn thành phố Đà Lạt xanh - sạch - đẹp. Ảnh: N.Thu
 
Về hình thức giám sát, MTTQ các cấp đã tăng cường các hoạt động giám sát độc lập như tổ chức đoàn, tổ giám sát. Qua hoạt động giám sát, đã giúp cho chính quyền các cấp thấy được những tồn tại, hạn chế, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân; đồng thời giúp cho MTTQ các cấp trong tỉnh tích lũy thêm những bài học kinh nghiệm góp phần vào việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận.
 
Trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 đã tổ chức giám sát liên thông 3 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Bên cạnh đó, đã triển khai hoạt động giám sát gắn với phát động phong trào trong Nhân dân, được sự quan tâm, hưởng ứng và tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các địa phương, cơ sở. 
 
Cụ thể, MTTQ các cấp đã triển khai giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt và rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn theo Luật Bảo vệ môi trường” và phát động lễ ra quân bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh năm 2019. Cách giám sát này được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân đồng tình hưởng ứng cao, bởi đây chính là những vấn đề nổi cộm được người dân và dư luận đặc biệt quan tâm.
 
Theo thống kê, trong 5 năm qua (2014-2018), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì 11 cuộc giám sát; phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức giám sát được 69 cuộc. Nội dung giám sát tập trung vào các vấn đề như: Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công thông qua tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất tại các xã nghèo theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015; Giám sát thực hiện một số quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật của UBND tỉnh đối với UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Thực hiện giám sát liên thông (cấp tỉnh, huyện và xã) đối với lĩnh vực du lịch sinh thái kết hợp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2005 - 2015...
 
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố ngoài việc có trách nhiệm tham gia với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh các cuộc giám sát theo kế hoạch của tỉnh, đã phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức giám sát được 118 cuộc, tập trung vào các lĩnh vực như: về xây dựng nông thôn mới; công tác bình xét hộ nghèo; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công; việc quản lý, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với một số đại lý kinh doanh...
 
Qua các đợt giám sát đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện. Sau giám sát, các đoàn đã có thông báo kết quả giám sát gửi đến đơn vị được giám sát, kiến nghị với chính quyền, các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế; đồng thời, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát cho cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp. 
 
Sau khi có thông báo kết quả giám sát, các đơn vị được giám sát đã tích cực trong việc khắc phục, sửa chữa các thiếu sót, hạn chế do Ðoàn giám sát và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ kiến nghị sau giám sát.
 
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn cũng đã phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức giám sát được 257 cuộc với các nội dung, lĩnh vực cụ thể: công tác bình xét hộ nghèo; việc thu, chi các nguồn đóng góp xã hội hóa trong các trường học; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công; giám sát lĩnh vực đầu tư xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh...
 
 Để MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao, bà Hoàng Thị Khiêm - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Về kinh phí bố trí cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ cấp xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết số 49/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 chưa được thực hiện ở nhiều nơi nên hoạt động này ở cấp xã còn khó khăn và chưa hiệu quả. Vì vậy, đề nghị cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện để MTTQ có cơ sở triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao trong thời gian tới. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành và được giao chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, có văn bản yêu cầu phản biện gửi đến MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội theo quy định phải đảm bảo đủ thời gian để MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức và phản biện xã hội theo đúng quy trình, quy định và đảm bảo yêu cầu chất lượng, nội dung văn bản.
 
NGUYỆT THU