Triển khai Đề án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên

12:05, 24/05/2019

(LĐ online) - Ngày 24/5 tại Đà Lạt, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cùng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 18/3/2019. 

(LĐ online) - Ngày 24/5 tại Đà Lạt, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cùng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 18/3/2019. 
 
Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì Hội nghị
Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S chủ trì Hội nghị
 
Ông Cao Chí Công - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp báo cáo tại Hội nghị cho biết: Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích quy hoạch phát triển lâm nghiệp hơn 3,2 triệu ha. Kết quả công bố hiện trạng rừng trong năm 2018 của vùng Tây Nguyên với tổng diện tích hơn 2,5 triệu ha, tăng hơn 3.500 ha so với năm 2017, đạt hơn 46% tỷ lệ che phủ rừng. 
 
Đánh giá chung trong 45 năm qua, diện tích rừng toàn khu vực Tây Nguyên đã tăng trở lại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong cả nước nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng. 
 
Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị
 
Tuy nhiên, một số địa phương trong vùng Tây Nguyên hiện vẫn chưa kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng rừng. Tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép ở Tây Nguyên vẫn diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi…
 
Đề án thông qua mục tiêu đến năm 2030, toàn vùng Tây Nguyên phát triển diện tích rừng lên hơn 2,7 triệu ha, nâng độ che phủ lên hơn 49%. 
 
Nhiệm vụ từ nay đến cuối tháng 6/2019, các tỉnh Tây Nguyên phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch và đi vào thực hiện Đề án. Và từ nay đến hết năm 2019, các địa phương trong vùng Tây Nguyên tiếp tục rà soát, đánh giá các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên và rừng phòng hộ. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án phá rừng trên địa bàn, qua đó làm rõ trách nhiệm liên quan đối với các cấp, ngành ở địa phương…
 
VĂN VIỆT