Sau 4 năm nỗ lực triển khai thực hiện, Chỉ thị 05 không chỉ đi vào nền nếp và tạo chuyển biến tích cực trong các cơ quan, đơn vị mà còn lan tỏa trong đời sống các thôn, buôn ở huyện nghèo Đam Rông.
Sau 4 năm nỗ lực triển khai thực hiện, Chỉ thị 05 không chỉ đi vào nền nếp và tạo chuyển biến tích cực trong các cơ quan, đơn vị mà còn lan tỏa trong đời sống các thôn, buôn ở huyện nghèo Đam Rông.
|
Ông Cil Ha K’Ròng (bìa phải), một trong những nông hộ tiêu biểu ở Đam Rông |
Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông luôn xác định việc thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc thực hiện Chỉ thị 05 được thực hiện mạnh mẽ bắt đầu từ các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị thông qua việc tăng cường, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện. Theo đó, việc nâng cao sức chiến đấu trong tổ chức Đảng nhằm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh đã có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Điều này là kết quả từ việc đưa nội dung học tập và làm theo Bác vào sinh hoạt tại các kỳ sinh hoạt chính trị của cơ quan, đơn vị, chi bộ. Đồng thời, phân công tổ công tác của Ban Thường vụ xuống các chi bộ trực thuộc đảng ủy tham dự sinh hoạt. Từ đây, những nội dung làm theo phù hợp với đặc thù từng đơn vị, địa phương cũng đã được xây dựng và phát huy hiệu quả.
Đặc biệt, việc thực hiện nghiêm các nội dung “làm theo” dựa trên tinh thần của Chỉ thị 05 đã tác động trực tiếp đến việc rà soát, đánh giá và đẩy mạnh hiệu quả trong triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của huyện, giải quyết những vấn đề trọng tâm, bức xúc, nổi cộm, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các vấn đề nóng ở huyện. Cụ thể, trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đến thời điểm hiện tại đã cơ bản được tháo gỡ. Các công trình trọng điểm của huyện đang tiến hành thi công, đảm bảo tiến độ đề ra. Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản, Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm chú trọng. Tính từ đầu năm 2019 đến đầu năm 2020, đã có hơn 30 đợt kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Qua đó, đã phát hiện 116 vụ vi phạm lâm luật và kiên quyết xử lý. Tịch thu hơn 155 m
3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách 331 triệu đồng, giải tỏa 40,95 ha diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép. Bên cạnh đó, thông qua 21 đợt kiểm tra ngăn chặn nạn khai thác khoáng sản trái phép đã xử lý 4 vụ vi phạm và nộp ngân sách 64 triệu đồng...
Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Đam Rông, việc thực hiện Chỉ thị 05 đã góp phần chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế trong thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Theo đó, công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện kịp thời. Đơn cử như trong năm 2019, Ban tiếp công dân huyện đã tiếp 58 lượt với trên 200 người đến phản ánh, khiếu nại; tiếp nhận và xử lý 79 đơn thư. Cấp xã đã tiếp nhận 61 đơn thư. Ngoài số đơn không đủ điều kiện thụ lý, đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền, số đơn thuộc diện xử lý của UBND huyện và UBND xã đã cơ bản được giải quyết. Song song với đó, việc cải cách thủ tục hành chính đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực. Công tác tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa được thực hiện luân phiên, đều đặn giữa các phòng ban, đơn vị để giải quyết những vấn đề liên quan. Giờ giấc làm việc được cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc. Thủ tục hành chính được giải quyết kịp thời, đảm bảo thuận lợi cho người dân khi đến liên hệ công việc. Việc tăng cường công tác đối thoại trực tiếp với Nhân dân đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh ở cơ sở. Đến cuối năm 2019, Thường trực Huyện ủy Đam Rông đã làm việc tại 56/56 thôn của toàn huyện. Điều này nhận được sự ghi nhận rất lớn từ phía Nhân dân...
Sự đổi thay sau khi thực hiện Chỉ thị 05 trong các cơ quan, đơn vị và chính đội ngũ cán bộ đã tạo ảnh hưởng lớn góp phần lan tỏa trong xã hội. 4 năm qua, ở Đam Rông đã có nhiều mô hình, nhiều cá nhân điển hình trong phát triển kinh tế, xã hội. Đơn cử như mô hình chào cờ đầu tháng ở 8/8 xã trong toàn huyện; trong đó, 2 xã Đạ M’Rông và Đạ Long có 100% các thôn tổ chức chào cờ sáng thứ Hai tuần đầu hàng tháng. Mô hình áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tại hai xã Phi Liêng, Đạ K’Nàng. Mô hình hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới được triển khai hiệu quả trên toàn huyện. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến việc 72 hộ dân thuộc thôn Đạ Nhinh I, xã Đạ Tông đã hiến 3.000 m
2 đất xây dựng nông thôn mới. Hay như hộ ông Nguyễn Hữu Ngọc, Lê Văn Nam (thôn Păng Dung, xã Đạ K’Nàng), mỗi hộ hiến 2.000 m
2 đất xây trường học. Gia đình ông Giàng Seo Chính (xã Rô Men) đã hiến 2.000 m
2 đất làm nhà văn hóa thôn… Bên cạnh các mô hình nhằm khơi dậy sức dân trong phát triển xã hội, việc thực hiện các mô hình để thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình cũng đã góp phần đưa kinh tế nhiều hộ gia đình có bước tiến đáng kể. Đặc biệt, mô hình này đã hỗ trợ nhiều hộ gia đình DTTS phát triển kinh tế như hộ nông dân Cil Ha K’Ròng (Thôn 3, xã Liêng Srônh) với 10 ha cà phê, trong đó có 7 ha đang ở giai đoạn kinh doanh, 3 ha trồng mới xen canh gần 300 cây sầu riêng 4 năm tuổi. Còn là hộ anh Rơ Jee Ha Mi - Bí thư Chi bộ thôn Đa Kao 1, xã Đạ Tông với việc mạnh dạn đầu tư trồng rau sạch thay cho vườn cà phê già cỗi rộng 8.000 m
2. Đến nay mỗi năm gia đình anh Ha Mi thu về khoảng 120 triệu đồng tiền lãi từ vườn rau màu, tăng gấp 4 lần so với trồng cà phê trước đây. Và còn cả những Sùng A Sáng (Thôn 5, xã Rô Men), hộ N’Du Ha Eo (thôn Liêng K’rắc 1, xã Đạ Tông)… là những nông hộ vươn lên trong phát triển kinh tế. Điều này minh chứng cho việc Chỉ thị 05 đã đi vào thực tiễn đời sống ở Đam Rông.
Trong mục tiêu của giai đoạn tới, huyện Đam Rông vẫn xác định Chỉ thị 05 là một trong những then chốt để xây dựng và thúc đẩy các yếu tố quyết định cho sự phát triển toàn diện của địa phương.
HOÀNG MY