(LĐ online) - Sáng 24/11, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị.
(LĐ online) - Sáng 24/11, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị.
|
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội nghị |
Tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Thường trực HĐND; lãnh đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, các Ban xây dựng Đảng; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trực thuộc và các đơn vị Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, Hội luật gia và Cục thi hành án tham dự.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đánh giá tổng quan về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật giai đoạn 2016 - 2020 và các báo cáo, tham luận của Bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống pháp luật nước ta tiếp tục được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn này tập trung thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện để phù hợp với tình hình mới, nhất là để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Từ đó, các chương trình xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ đề xuất đã thực hiện rõ thứ tự ưu tiên đối với một số lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt nhằm tập trung nguồn lực thực hiện.
Trong giai đoạn này so với năm 2011 - 2015, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 112 văn bản giảm 8 văn bản, Chính phủ ban hành 745 Nghị định tăng 24 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 232 Quyết định giảm 129 Quyết định; các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành 2.422 thông tư, 110 thông tư liên tịch giảm 201 văn bản và tại địa phương ban hành tổng số 92.799 văn bản. Riêng Bộ tư pháp, từ năm 2016 đến hết tháng 11/2020, Bộ thẩm định 1.516 văn bản.
Trong các lĩnh vực pháp luật tổ chức và hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy Nhà nước được ban hành đầy đủ và không ngừng được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm vận hành thông suốt của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; pháp luật về các bộ, công chức, viên chức khá đầy đủ; pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân được quan tâm, không ngừng được hoàn thiện; về dân sự, kinh tế tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với đặc điểm của thể chế kinh tế thị trường hiện đại và thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện các cam kết quốc tế; về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội đã được xây dựng tương đối đầy đủ, toàn diện và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, thể chế hóa quan điểm của Đảng trên từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với Hiến pháp và thực tiễn xã hội; về quốc phòng - an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội không ngừng được hoàn thiện, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng - an ninh bảo đảm tính hợp hiến và thống nhất đồng bộ của khung pháp lý trong lĩnh vực này; về phục vụ hội nhập quốc tế được hình thành, phát triển khá đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, cũng như cơ chế đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam; pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong các tình huống khẩn cấp và đặc biệt.
|
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng |
Trong công tác thi hành pháp luật giai đoạn 2016 - 2020, thông qua công tác rà soát, hệ thống hóa, góp phần làm công khai, minh bạch hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, xác định rõ những văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, làm cơ sở cho việc áp dụng, thi hành pháp luật.
Trong kỳ 2014 - 2018, qua công tác rà soát, hệ thống hóa với tổng số văn bản còn hiệu lực do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương ban hành là 8.802 văn bản; tổng số văn bản còn hiệu lực ở địa phương cấp tỉnh là 28.290 văn bản, cấp huyện là 12.844 văn bản và cấp xã là 11.726 văn bản.
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương những thành quả quan trọng đã đạt được trong thời qua; đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập nêu trên, từ đó yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ sau: Phương hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật thời gian tới, các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong thời gian tới.
THÂN THU HIỀN